Dán băng rôn phản đối Uber và Grab: Nóng hay nguội, phụ thuộc vào cơ quan quản lí

Sau taxi ở Hà Nội đến lượt taxi tại TPHCM - cụ thể là taxi Vinasun - với hàng loạt xe đã dán băngrôn phản đối Grab và Uber.

dan bang ron phan doi uber va grab nong hay nguoi phu thuoc vao co quan quan li Luật sư Trần Minh Hùng: \'Taxi truyền thống căng băng rôn phản đối taxi công nghệ là sai luật\'
dan bang ron phan doi uber va grab nong hay nguoi phu thuoc vao co quan quan li Đại chiến taxi truyền thống với Grab, Uber: Tài xế taxi "một cổ nhiều tròng"
dan bang ron phan doi uber va grab nong hay nguoi phu thuoc vao co quan quan li

Băngrôn dán trên xe taxi của Vinasun (ảnh: PK).

Sau taxi ở Hà Nội đến lượt taxi tại TPHCM - cụ thể là taxi Vinasun - với hàng loạt xe đã dán băng rôn phản đối Grab và Uber, đồng thời đề nghị dừng thí điểm đối với dịch vụ của hai thương hiệu này. Vấn đề đã lên đỉnh điểm, và cũng không chỉ còn là chuyện giữa các hãng taxi với nhau nữa.

Chuyện các hãng taxi cạnh tranh nhau trên thị trường, hay tố nhau, phản đối nhau…, âu cũng là chuyện thường tình trong kinh doanh.

Nhưng trong trường hợp các hãng taxi truyền thống dán băng rôn phản đối Uber và Grab, không đơn thuần là vấn đề cạnh tranh giữa các hãng, mà đã đụng đến – thậm chí đụng đến rất nhiều – công tác quản lí.

Nhiều luật sư cho ý kiến rằng, dán băng rôn với nội dung nêu đích danh Uber và Grab có thể vi phạm Luật Cạnh tranh. Chuyện giữa các hãng với nhau, hay chuyện trường hợp dán băng rôn kiến nghị có vi phạm các qui định hay không, thì chính các tài xế/hãng taxi truyền thống phải chịu trách nhiệm. Song với những kiến nghị đến cơ quan quản lí, thì có lẽ phía chịu trách nhiệm không chỉ là tài xế taxi – vốn dĩ cũng chỉ là những người lao động vì miếng cơm manh áo kiếm sống - mà bản chất vấn đề nằm ở cơ quan quản lí.

Cơ quan quản lí GTVT không thể tiếp tục “khoanh tay” trước tình trạng căng thẳng giữa hai bên. Đành rằng, cơ quan quản lí không thể can thiệp thô bạo bằng các biện pháp hành chính cứng nhắc vào thị trường taxi, nhưng với thẩm quyền, chức năng được giao thì phải điều tiết, giải quyết vấn đề, điều tiết xung đột lợi ích.

Vấn đề phương tiện taxi công nghệ Uber, Grab bùng phát về số lượng không ai quản dù mới chỉ ở giai đoạn thí điểm, không chỉ có các hãng taxi truyền thống và tài xế của họ có ý kiến, mà cả dư luận nói chung, đặc biệt là chính quyền các địa phương như Hà Nội và TPHCM cũng đã lên tiếng nhiều lần. Nhưng các địa phương, với thẩm quyền hạn chế không thể giải quyết được rốt ráo vấn đề, mà cần có sự phối hợp của Bộ GTVT.

Nếu Bộ GTVT vẫn nghĩ rằng, chuyện đấu đá giữa taxi truyền thống với Uber và Grab, chuyện cạnh tranh thị trường, chuyện quá tải phương tiện giao thông gây ra ách tắc đường sá ở các thành phố lớn… là chuyện của các hãng taxi, của địa phương, của người dân và dư luận, của các bộ ngành khác…, mà không thuộc trách nhiệm quản lí, giải quyết của mình, thì cuộc “đại chiến” taxi truyền thống – công nghệ sẽ không thể tháo được nút thắt giữa hai bên mà có thể gây ảnh hưởng đến trật tự an ninh xã hội.

https://laodong.vn/dien-dan/dan-bang-ron-phan-doi-uber-va-grab-nong-hay-nguoi-phu-thuoc-vao-co-quan-quan-li-568985.ldo

/ Thế Lâm/ Báo Lao động