Công khai để không cho “ngụy khoa học” lọt lưới

Ông Đặng Công Tráng, Trưởng khoa Luật Trường Đại học Công nghiệp TPHCM xin rút khỏi danh sách đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư năm 2017 vì bị tố đạo văn. Chính ông Tráng thừa nhận hành vi đạo văn của mình, và qua báo chí, ông Tráng gửi lời xin lỗi đến hiệu trưởng nhà trường, các tác giả mà nhóm của ông sử dụng thông tin làm đề tài nghiên cứu khoa học và quên trích dẫn nguồn, xin lỗi hội đồng chức danh giáo sư các cấp.

cong khai de khong cho nguy khoa hoc lot luoi

Chia sẻ

Số lượng giáo sư, phó giáo sư tăng nhanh trong thời gian qua. Ảnh: VnEconomy.

Không còn cách nào khác, chính thức lên tiếng thừa nhận hành vi đạo văn là lối thoát duy nhất của ông Đặng Công Tráng. Ít nhất, ông cũng được sự chia sẻ, cảm thông của đồng nghiệp và cộng đồng xã hội. Ai đi đánh người chạy lại.

Dưới bầu trời của thời đại internet, chống chế, giấu giếm những hành vi đạo văn trong khoa học là điều không thể, chỉ cần một cú “click”, ánh sáng sự thật sẽ rọi chiếu. Hiểu được điều này, người khôn ngoan sẽ biết hành động như thế nào.

Ông Đặng Công Tráng và nhóm tác giả đạo văn đương nhiên là đáng trách, nhưng hồ sơ đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện quy định của pháp luật về bán hàng đa cấp ở Việt Nam” của ông Tráng và nhóm tác giả lọt qua 3 vòng xét duyệt của các cấp hội đồng thì còn đáng trách hơn. Hội đồng là để xét duyệt, thẩm định, đánh giá đề tài, vậy thì hội đồng cũng có vấn đề về chuyên môn. Nếu như không có sự tố cáo đạo văn thì một đề tài khoa học “ngụy khoa học” đã lọt lưới và một vị phó giáo sư đạo văn nghiễm nhiên hưởng vinh danh.

Nếu có trường hợp nào khác đạo văn thì nên chủ động xin rút lui như ông Đặng Công Tráng, bởi vì không trước thì sau, sự thật cũng được đưa ra ánh sáng, và ở đây là ánh sáng khoa học, không lấp liếm được.

Và đã là khoa học thì công khai, minh bạch, cho nên cần tham khảo ý kiến của một số chuyên gia, đó là công khai hồ sơ khoa học của ứng viên giáo sư, phó giáo sư năm 2017 trên website của Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước để cộng đồng khoa học tham gia đánh giá, thẩm định, phát hiện các trường hợp đạo văn.

Đối với các nhà khoa học chân chính, có chân tài thực học, chắn chắn họ rất muốn công khai, rạch ròi, sàng lọc để chỉ chọn lựa những người có thực chất. Họ không muốn chức danh giáo sư hay phó giáo sư trở thành rẻ rúng, bị xã hội đánh giá thấp, thậm chí bị coi thường.

Công khai, minh bạch rất cần thiết để giải quyết khủng hoảng “giáo sư, phó giáo sư” hiện nay.

cong khai de khong cho nguy khoa hoc lot luoi Hai kẽ hở trong xét công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư

Nhiều nhà khoa học chỉ ra việc bỏ phiếu kín tại các hội đồng và chấm điểm công trình khoa học còn chủ quan, dễ ...

cong khai de khong cho nguy khoa hoc lot luoi Thừa nhận đạo văn, trưởng khoa luật xin rút khỏi danh sách phó giáo sư

Một tân phó giáo sư (PGS) của Trường ĐH Công nghiệp TPHCM đã xin rút khỏi danh sách đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo ...

cong khai de khong cho nguy khoa hoc lot luoi Chi tiết quy trình để có một giáo sư và phó giáo sư ở Việt Nam

Để được bổ nhiệm chức danh giáo sư (GS) và phó giáo sư (PGS) tại Việt Nam, hồ sơ của các nhà giáo phải được ...

cong khai de khong cho nguy khoa hoc lot luoi Tiêu chuẩn công nhận chức danh Giáo sư, Phó giáo sư như thế nào?

Theo tài liệu hướng dẫn xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017 do Hội đồng Chức danh giáo sư (HĐCDGS) ...

/ https://laodong.vn