Dự thảo lấy ý kiến lần 1 về thông tư quy định tiêu chuẩn sức khỏe tuyển dụng và sức khỏe định kỳ của nhân viên đường sắt trực tiếp chạy tàu được đưa lên website để lấy ý kiến đang khiến dư luận băn khoăn.
Nhân viên lái tàu cần có những tiêu chí khi khám sức khoẻ
Thông tư được các Bộ Y tế và Bộ GTVT xây dựng, trong đó có Cục Y tế Giao thông Vận tải, Tổng Công ty đường sắt VN, Công ty cổ phần Bệnh viện Giao thông Vận tải, Trung tâm y tế Đường sắt cùng soạn thảo.
Lý giải những quy định trong khám sức khoẻ cho nhân viên đường sắt trực tiếp chạy tàu nhiều yêu cầu "khó hiểu", ông Lê Lương Đống, Trưởng phòng Phục hồi chức năng, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho rằng: Ban soạn thảo căn cứ theo Quyết định 4132 của Bộ Y tế năm 2001 quy định về tiêu chuẩn sức khoẻ người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới để soạn thảo.
Về nội dung nhiều người thắc mắc như răng vẩu, hay ngực lép, thậm chí cả chức năng sinh dục, trao đổi với Báo Lao Động, ông Phạm Thành Lâm, Cục Phó Cục Y tế Giao thông Vận tải (Bộ GTVT) giải thích: Nhiều người đang hiểu sai khái niệm ngực lép và chức năng sinh dục.
"Các tiêu chí đưa ra đang áp dụng cho tàu chạy bình thường, sau này, ngành đường sắt hướng tới tàu cao tốc nên các tiêu chí đưa ra hoàn toàn phù hợp. Trước khi tiến hành đưa ra các tiêu chí khám sức khoẻ, chúng tôi đã tham khảo các quy định của thế giới cũng như các nhà chuyên môn, nhân viên đường sắt... Nhân viên đường sắt trực tiếp chạy tàu cần có ngoại hình ưa nhìn là chắc chắn. Giả sử răng vẩu khi giao tiếp sẽ hạn chế, ngay cả việc thổi còi cũng khó khăn", ông Lâm giải thích.
Ông Lâm cũng cho rằng, cần phải hiểu đúng vòng ngực cho lái tàu cần trên 80cm không phải là vòng ngực mà là chỉ số đánh giá chức năng hô hấp, giãn nở phổi. Tôi ví dụ, khi tàu chạy cao tốc đóng cửa vào không sao nhưng khi mở ra bất ngờ chức năng hô hấp rất quan trọng. Do đó, tiêu chí về vòng ngực, hô hấp được coi trọng. Tương tự, chức năng sinh dục cần hiểu là chỉ số để đánh giá chất lượng sức khoẻ chứ không "soi" kỹ từng điểm cụ thể.
Ông Lê Lương Đống cũng cho biết thêm, đây mới là dự thảo, sau khi ghi nhận các ý kiến góp ý, ban soạn thảo sẽ chỉnh sửa cho phù hợp. Chẳng hạn như chuyên khoa tiêu hoá, hiện quy định rất dài, giờ sẽ quy định gọn lại “không mắc các bệnh ảnh hưởng chức năng tiêu hoá”, nếu mới bị loét, chưa ảnh hưởng thì không sao và khi khám bác sĩ vẫn phải khám đủ, khám kĩ. Hay lái tàu không được có răng sâu men, ngà trên 3 cái, sẽ chiếu lại thông tư liên bộ năm 2013 về quy định tỉ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật. Nếu chỉ ảnh hưởng 5-7% là bình thường, nếu trên 10% thì không đủ điều kiện. Các chuyên khoa tiết niệu, sinh dục... cũng tương tự.
Ban soạn thảo sẽ tiếp tục ngồi lại thẩm định lại các tiêu chí trong tuần tới.
"Quan điểm của ban soạn thảo là xây dựng tiêu chí khám sức khoẻ tuyển dụng và sức khỏe định kỳ của nhân viên đường sắt trực tiếp chạy tàu tốt nhất. Việc này đảm bảo sự an toàn cho hành khách. Chúng tôi không hề gây khó dễ cho nhân viên đường sắt. Nếu thông tư được thống nhất, Bộ Tư pháp sẽ là cơ quan kiểm tra lần cuối trước khi có hiệu lực", ông Lâm khẳng định.
Năm 2008, dự thảo quy định “ngực lép” không được lái xe do Bộ Y tế ban hành đã bị dư luận phản ứng mạnh mẽ. Dự thảo này quy định để tham gia thi lấy bằng lái ô tô, xe máy, người dân cần phải vượt qua 83 tiêu chuẩn về sức khỏe. Trong đó, có những tiêu chuẩn kỳ lạ như: Muốn được cấp giấy chứng nhận sức khỏe để lái xe máy 50cm3 trở lên (bằng lái A1, B1) thì bộ ngực phải đảm bảo có số đo không dưới 72cm.
Văn bản này sau đó đã bị Bộ Tư pháp “tuýt còi” vì hạn chế quyền hiến định của công dân trong việc sử dụng tài sản, phương tiện tham gia giao thông; tạo sự đối xử không cần thiết với một số công dân.
Bộ Y tế lý giải vì sao răng vẩu, ngực lép không được lái tàu
Thành viên ban soạn thảo cho biết so với lái xe, thể lực và sức khỏe của lái tàu yêu cầu cao hơn do đặc ... |
Răng vẩu và “bóng ma ngực lép”
Một nha sĩ sáng nay vừa nói với tôi, rằng ông không nhìn thấy bất cứ mối liên quan nào giữa những chiếc răng vẩu ... |
Răng vẩu không được... lái tàu!
Nam có "ngực lép" dưới 80 cm, nữ dưới 75 cm hoặc bị một số bệnh liên quan đến chức năng sinh lý và bộ ... |