Theo ông Lượng, việc tiếp dân rất quan trọng, khi dân khiếu nại hay bức xúc thì tỉnh phải đối thoại để dân hiểu và đồng hành cùng tỉnh.
Xung quanh những xôn xao về việc chỉ có một số tỉnh là Chủ tịch UBND tỉnh tiếp dân đủ và vượt số ngày theo quy định 1 lần mỗi tháng, ngày 15/11, trao đổi với báo Đất Việt, ông Võ Văn Lượng, Chánh văn phòng UBND tỉnh Bình Dương cho biết, mặc dù công việc có bận như nào nhưng Chủ tịch tỉnh cũng phải cố gắng tiếp công dân định kỳ theo quy chế.
"Trường hợp Chủ tịch tỉnh bận quá, phải đi dự họp Trung ương không thể sắp xếp được thì sẽ ủy quyền cho Phó Chủ tịch để đảm bảo việc tiếp công dân theo đúng chương trình kế hoạch. Cứ thứ 3 hàng tuần là ủy ban tỉnh lại có buổi tiếp công dân. Việc tiếp công dân đúng theo định kỳ là do cách sắp xếp làm sao cho hài hòa giữa các việc", ông Lượng nói.
Theo ông Lượng, hàng tuần, cứ đến ngày dân đến trụ sở tiếp dân rồi đăng ký để Chủ tịch tỉnh tiếp và đối thoại với từng người. Ngoài tiếp định kỳ, tỉnh còn có những buổi tiếp công dân đột xuất khi dân yêu cầu.
"Việc tiếp công dân rất quan trọng. Khi dân khiếu nại hay bức xúc thì tỉnh phải đối thoại để họ hiểu, đồng hành cùng tỉnh. Bên cạnh đó, việc tiếp dân đều đặn cũng khiến dân yên tâm. Bởi vậy, tỉnh phải cố gắng hoàn thành trách nhiệm theo quy chế tiếp công dân, việc này rất cần thiết", ông Lượng cho biết thêm.
Về việc này, cùng ngày, ông Nguyễn Hữu Đức, Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh Tiền Giang cũng cho rằng, không chỉ sắp xếp ngày tiếp công dân đúng theo quy định mà Chủ tịch tỉnh còn sắp xếp giải quyết các vấn đề người dân gửi đơn.
"Nếu đúng ngày tiếp công dân mà Chủ tịch tỉnh phải đi họp thì sẽ có buổi tiếp dân vào ngày kế tiếp. Đi họp Trung ương thường có giấy mời từ trước nên Chủ tịch tỉnh có thể chủ động sắp xếp và thông báo rộng rãi cho người dân chuyển lịch tiếp sang ngày khác. Ở tỉnh Tiền Giang chưa bao giờ có tình trạng không tiếp công dân", ông Đức nói.
Theo ông Đức, tỉnh Tiền Giang có tỷ lệ tiếp dân 225% là rất chính xác. Trước đó, có nhiều đoàn của Trung ương đến công tác tại tỉnh Tiền Giang cũng đánh giá rất cao về hoạt động tiếp công dân của tỉnh.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre). Ảnh: TNO
Như đã đưa tin, sáng ngày 14/11, Quốc hội nghe báo cáo do Trưởng Ban Dân nguyện của UB Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải trình bày về vấn đề này.
Qua thống kê số liệu báo cáo, có những tỉnh thì tỷ lệ tiếp dân của Chủ tịch tỉnh so với quy định là 0%, như Bắc Giang, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Phú Yên. Trong khi có những tỉnh tỷ lệ tiếp dân lại vượt cao so với quy định, như Tiền Giang 225%, Tuyên Quang 200%, Bình Dương 250%...
Từ thực trạng trên, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) đề nghị phải xem xét chất lượng tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Ông Nhưỡng nêu trường hợp ông nhận được đơn của cử tri phản ánh có vị Chủ tịch UBND tỉnh tiếp họ đúng 9 phút, trong khi đây là việc họ bức xúc nhiều năm.
Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, đại biểu Vũ Trọng Kim (Hải Dương) nói rằng việc một số Chủ tịch UBND các cấp viện lý do bận quá nên không sắp xếp được lịch tiếp công dân là không thể chấp nhận.
"Nếu không làm được thì nên nghỉ. Pháp luật quy định như vậy mà không làm, tránh né thì không nên làm chủ tịch nữa" - ông Kim nói.
Vẫn còn vị Chủ tịch tỉnh tiếp dân được 9 phút rồi... đi nhậu
Một nội dung quan trọng được các ĐBQH quan tâm thảo luận tại hội trường Quốc hội ngày 14.11 là trách nhiệm của người đứng ... |
Đại biểu Quốc hội: "Lãnh đạo không chịu tiếp dân thì nên rời ghế"
Ông Vũ Trọng Kim cho rằng công việc của cán bộ là giải quyết vấn đề của người dân chứ không phải "thăm chỗ nọ ... |