Chấp nhận “thất bại” để “giải cứu” em Phạm Song Toàn

Một cuộc họp lên đến cấp UBND TPHCM để xem xét vụ em Phạm Song Toàn tiết lộ việc cô giáo dạy toán tại Trường THPT Long Thới (huyện Nhà Bè) không giảng bài suốt hơn 3 tháng, trong đó vấn đề tâm điểm là giải quyết việc phụ huynh em Toàn xin chuyển trường cho con.

chap nhan that bai de giai cuu em pham song toan

Chia sẻ

Một kết cục rất đau là phải chấp nhận để em Phạm Song Toàn chuyển trường.

Và điều không ai mong muốn đã đến: Bà Nguyễn Thị Thu – Phó Chủ tịch UBND TPHCM – đã yêu cầu Sở GDĐT giải quyết nhanh việc chuyển trường cho em Toàn.

Bà Thu quyết định vấn đề chuyển trường cho em Toàn cũng trong một tâm thế lo lắng như bao người khác: “Việc chuyển trường thiệt thòi cho em Toàn nhưng không còn cách nào khác. Qua dư luận, tôi cảm thấy bất an khi để em Toàn trong môi trường đó…”. Vị Phó Chủ tịch đưa ra hai góc độ phân tích tình huống: Thứ nhất, nhiều khả năng Toàn sẽ bị kì thị, cô lập trong nhà trường sau khi đã bị không ít học sinh đả kích trên mạng những ngày qua. Thứ hai, nếu sau này nhà trường bị đánh giá thi đua không được như mong muốn, khả năng thầy cô, phụ huynh, học sinh đẩy trách nhiệm về Toàn, xem đó là lỗi từ em.

“Thiệt thòi cho em Toàn nhưng không còn cách nào khác”, một lời đắng và đau từ vị Phó Chủ tịch UBND TPHCM phụ trách ngành.

Với những người ủng hộ em Toàn thì sự trung thực của em đã gục ngã trước những loại dư luận tiêu cực, ác ý. Đó là những dư luận đàm tiếu, trách móc, đả kích v.v… việc làm đúng của em từ một số không ít học sinh và giáo viên tại Trường THPT Long Thới. Cuối cùng, việc nói ra sự thật với lòng trung thực cũng đã thất bại trước thứ dư luận quái ác đó.

Chấp nhận sự “thất bại” để “giải cứu” một học sinh. Một giải pháp tình thế để “giải cứu” em Toàn.

Thử hỏi nếu chúng ta cứ phải “giải cứu” theo cách này đối với những trường hợp như em Toàn thì càng cho thấy sự thất bại của môi trường giáo dục phổ thông hiện nay: Những trường hợp học sinh nói lên sự thật để mong muốn cải thiện việc dạy và học tốt hơn, rơi vào tình thế “đấu tranh, tránh đâu”. Một môi trường giáo dục mà sự thật, lòng dũng cảm, sự trung thực… không có đất sống thì sẽ đi về đâu?

Bây giờ em Toàn đã được sắp xếp “tránh” sang ngôi trường khác, và thứ dư luận quái ác kia đang hả hê với một “thắng lợi”. Nếu chúng ta không gột rửa được sạch thứ dư luận này, thì dù em Toàn có chuyển trường đi đâu cũng khó mà yên ổn học tập cho được.

Vậy thì vấn đề không phải chỉ là trường hợp em Toàn nữa mà ngành giáo dục phổ thông đang cần được "giải cứu".

chap nhan that bai de giai cuu em pham song toan TP HCM chuyển trường cho nữ sinh phản ánh \'cô giáo không nói\'

Cho rằng để Phạm Song Toàn ở lại trường là bất lợi cho nữ sinh, Phó chủ tịch UBND TP HCM chỉ đạo chuyển trường ...

chap nhan that bai de giai cuu em pham song toan Đừng để sự trung thực phải gục ngã!

Vụ việc “cô giáo quyền lực không giảng bài” suốt hơn 3 tháng ròng đã nảy sinh diễn biến mới: Phụ huynh của học sinh ...

chap nhan that bai de giai cuu em pham song toan Cô giáo không giảng bài trên lớp: \'Tôi đã sai và rất tiếc nuối\'

Nữ giáo viên dạy Toán trường THPT Long Thới (TP HCM) thừa nhận việc không giảng bài mà chỉ chép lên bảng là có thật.

/ https://laodong.vn