Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, yêu cầu các Sở Y tế, bệnh viện đảm bảo dự trữ, đủ thuốc điều trị bệnh chân tay miệng.
Cục Quản lý Dược cũng đề nghị các địa phương báo cho Bộ Y tế nếu có nguy cơ thiếu thuốc điều trị bệnh tay chân miệng. Cục sẽ xem xét giải quyết ngay các đơn hàng nhập khẩu thuốc chữa tay chân miệng của đơn vị kinh doanh để đảm bảo đủ thuốc chống dịch.
Bệnh nhi mắc chân tay miệng được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh: Thành Nguyễn. |
9 tháng đầu năm cả nước có gần 62.000 ca tay chân miệng. Bệnh xuất hiện tại 63 tỉnh, thành phố song chủ yếu ở các tỉnh phía Nam. 6 người tử vong đều ở miền Nam. So với cùng kỳ năm 2017, số bệnh nhân giảm 19%. Tuy nhiên, ở một số tỉnh thành tình hình dịch tăng nhanh trong các tuần gần đây.
Bệnh nhân là trẻ dưới 10 tuổi, thường gặp ở nhóm 1-5 tuổi, bé đi mẫu giáo... Các tuýp virus chủ yếu là EV71, EV, Coxsackie A10 và Coxsackie A6. Trong đó EV71 là chủng dễ gây biến chứng nặng dẫn đến tử vong. Hiện chưa có sự thay đổi về kiểu gen của virus gây bệnh tay chân miệng ở Việt Nam.
Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắcxin dự phòng. Mùa cao điểm dịch tay chân miệng là tháng 9 đến tháng 11, đặc biệt đầu năm học mới do vệ sinh cá nhân và môi trường còn kém.
Lê Nga
Đêm cấp cứu ở bệnh viện Nhi Đồng giữa dịch chồng dịch
Gần 23h ngày 9/10, một phụ nữ bồng bé gái đang sốt cao, người nổi nhiều mẩn đỏ, hớt hải chạy vào phòng cấp cứu Bệnh ... |
10 điều cần biết để không mất mạng vì bệnh tay chân miệng
Tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh. Vì vậy, cha mẹ cần biết cách chăm sóc để ... |