Bỏ áo tắm, hoa hậu Việt thi cái gì?

Hóa ra một quyết định, ở nơi này có thể được coi là nhân văn, tiến bộ nhưng chưa chắc đã hợp lý ở nơi khác.

Thời gian qua, câu chuyện thi hoa hậu có phần trình diễn áo tắm hay không đã làm tốn khá nhiều giấy mực của báo giới.

Sự việc bắt đầu từ một đất nước được coi là phát triển nhất thế giới, ở cách chúng ta nửa vòng trái đất, khi họ quyết định, bỏ phần trình diễn áo tắm trong các cuộc thi hoa hậu. Và để quyết định mang tính lịch sử này được ra đời, bản thân họ cũng mất cả vài chục năm vật vã hoài thai.

Loài người, từ khi đứng thẳng trên hai chân và nhất là khi đã thoát ra khỏi cảnh ăn lông ở lỗ người phụ nữ vẫn được biết đến như là biểu tượng của sắc đẹp ngoại hình còn ở đàn ông đó là sức mạnh cơ bắp. Đơn giản bởi đó là những yếu tố đảm bảo duy trì nói giống và hơn thế nữa vĩnh cửu hóa giống loài của mình.

Nhưng đó là câu chuyện của buổi bình minh sơ khai cuộc sống của con người. Cùng với quá trình phát triển của nền văn mình, sự thay đổi đến sớm hơn ở phái mạnh: đã từ hàng ngàn năm trước người đàn ông mạnh nhất không phải là người có nhiều cơ bắp nhất mà quan trọng là anh ta biết sử dụng cái đầu.

Nhưng ở phái đẹp, điều này có vẻ tiến triển chậm hơn rất nhiều. Dẫu vậy, như một tiến trình không thể đảo ngược, quan niệm về cái đẹp ở phụ nữ cũng đã bắt đầu thay đổi.

Điều quan trọng ở đây đó là việc phô bày sắc đẹp không còn là nghĩa vụ, mà nó trở về thuần túy là quyền của những người phụ nữ đẹp. Họ có thể khoe hình thể của mình ở những bãi biển, những bể bơi, những nơi nghỉ mát nhưng là chỉ khi họ muốn. Với một cuộc thi được biết đến như là sự vinh danh phụ nữ đẹp, họ không có nghĩa vụ phải phô bày thân thể mình trước những cái nhìn của đủ loại người...

Trong những năm gần đây, câu chuyện loại bỏ phần trình diễn áo tắm trong các cuộc thi hoa hậu bắt đầu được đề cập đến, và trong một vài trường hợp đặc biệt, Châu Âu với niềm tự hào tôn trọng những giá trị nhân văn truyền thống, bắt đầu cho những bước đi đột phá. Cùng với đó là những tuyên bố từ chính Chủ tịch Cuộc thi hoa hậu thế giới năm 2015 về việc loại bỏ phần thi này.

Và nước Mỹ, đất nước bị coi là "ô hợp" các thành phần, sắc tộc chỉ có vài trăm năm lịch sử, cũng tỏ ra không mấy kém cạnh những tộc người từng tự hào là thượng đẳng với vài ngàn năm truyền thống, trong quá trình tiến gần đến những giá trị nhân văn. Năm 2018, Mỹ chính thức loại bỏ phần trình diễn áo tắm trong cuộc thi hoa hậu của nước này.

Nhưng thật bất ngờ, tại Việt Nam, câu chuyện vừa diễn ra tại Mỹ lại có những tác động khá mạnh mẽ.

Gần như ngay lập tức đã có nhiều người đăng đàn với nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, chính những người “trong nghề” nghĩa là những người thường có tên trong Ban tổ chức các cuộc thi hoa hậu, người đẹp, lại chính là người phản đối điều này ở Việt Nam.

Và khi bà Thúy Nga (tổng giám đốc Công ty Elite Việt Nam) lên tiếng thì mọi chuyện cũng trở nên rất rõ ràng. Bà Thúy Nga thẳng thắn: “Riêng câu hỏi liệu Việt Nam có nên học hỏi, bỏ phần thi áo tắm trong các cuộc thi nhan sắc không, cá nhân tôi cho là không. Bởi chúng ta phải nhìn nhận mình đang ở đâu. Các cuộc thi nhan sắc của chúng ta mới chỉ dừng lại ở mức phong trào, tổ chức còn nghiệp dư. Nếu bỏ phần thi áo tắm thì liệu thí sinh sẽ thi cái gì?

Khi mà phần thi ứng xử còn luôn bị mọi người nói đùa rằng là phần tấu hài của mỗi cuộc thi nhan sắc? Ngay cả thi áo tắm, hình thể thí sinh của chúng ta cũng không chuẩn. Đó là thực tế! Nhưng giữa một cái tệ (là tri thức) và một cái đỡ tệ hơn (hình thể) thì chúng ta chọn điều gì?”

Chính phát ngôn của những người “trong nghề” nói rõ tất cả về thực trạng đáng buồn ở Việt Nam, các cuộc thi cho dù là hoa hậu hay người đẹp hay là gì đi chăng nữa cũng chỉ chủ yếu là thi hình thể thi số đo, nói cách khác hàm lượng tri thức trong các cuộc thi vẫn còn quá ít ỏi. Trên sân khấu, những thí sinh vẫn trả lời những câu hỏi mà họ đã có sẵn “bộ đề” để “ôn luyện” từ lâu.

Hóa ra một quyết định được coi là văn mình là nhân văn là tiến bộ, có thể đúng ở nơi này nhưng chưa chắc đã hợp lý ở nơi khác.

Sự việc tưởng như ở đẩu ở đâu, bất ngờ còn làm “kinh động” đến cơ quan chức năng. Ngày 8/6 Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Bộ VHTT&DL) cho biết sẽ tổ chức lấy ý kiến xung quanh việc nó nên hay không bỏ phần thi áo tắm trong các cuộc thi sắc đẹp ở Việt Nam.

Bất ngờ ở chỗ, mỗi năm các cá nhân, doanh nghiệp vẫn than thở thậm chí đệ trình lên cơ quan chức năng hàng ngàn những thủ tục hành chính, những giấy phép lớn, giấy phép con. Và cơ quan chức năng trong vài năm gần đây vẫn gia sức cắt giảm nhưng những quy định tréo ngoe này vẫn không hết. Thậm chí còn có tình trạng, cắt thủ tục này thì lại có thủ tục khác mọc ra.

Vậy mà chỉ một quyết định từ một phương trời xa lạ lại khiến cho cơ quan quản lý rất nhanh nhạy đưa ra một động thái phản ứng tức thì. Phải chăng với cái đẹp, người ta thường phản ứng nhanh và nhạy như thế. Nhưng vẫn còn đó câu hỏi nếu bỏ phần thi áo tắm, hoa hậu Việt sẽ thi cái gì...

Cơ quan hành chính nhà nước không chỉ có chức năng phủ quyết (nghĩa là cấm hay không) mà quan trọng hơn là chức năng kiến tạo, phục vụ.

Trước khi muốn dỡ bỏ một ngôi nhà cũ, cơ quan quản lý cần bản thiết kế và nguyên vật liệu để xây dựng một ngôi nhà mới kiên cố to đẹp hơn.

Trung Chính

bo ao tam hoa hau viet thi cai gi Sao Việt ca ngợi cú nhảy sinh tử của Quốc Cơ, Quốc Nghiệp

Tiết mục 3 phút của anh em Quốc Cơ - Quốc Nghiệp được đánh giá là "đỉnh cao" và xứng đáng trở thành quán quân.

bo ao tam hoa hau viet thi cai gi Khán giả Anh thót tim, sao Việt ngưỡng mộ anh em Quốc Cơ Quốc Nghiệp

Với màn trình diễn xuất sắc trong đêm chung kết, Quốc Cơ - Quốc Nghiệp đã nhận được những sự khen ngợi cũng như sự ...

bo ao tam hoa hau viet thi cai gi Kinh ngạc với sự lột xác của nghệ sĩ Việt

Nhìn loạt ảnh hiện tại và thưở xưa của sao Việt, hẳn ai cũng sẽ kinh ngạc vì sự lột xác đến khó tin của ...

/ http://baodatviet.vn