Gần đây báo Komersant của Nga đã công bố danh sách vũ khí xuất khẩu của Nga đến các nước năm 2017. Trong đó có những thông tin khiến giới quan sát Trung Quốc giật mình. Dưới đây xin giới thiệu một bài viết của mạng Sina về vấn đề này:
Thời gian dài trở lại đây, trong các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của công nghiệp hàng không Trung Quốc, động cơ luôn là vấn đề khó nhất, tuy động cơ WS-10 Thái Hàng đi vào hoạt động đã cải thiện được hiện trạng này ở mức độ nhất định, nhưng trong lĩnh vực động cơ của máy bay vận tải cỡ lớn và máy bay chiến đấu, Trung Quốc hiện nay vẫn chưa thoát khỏi phụ thuộc vào Nga.
Động cơ D-30 (trái) và động cơ KP-2 (phải).
Ngày 5.3, báo Komersant của Nga đã đưa tin tình hình xuất khẩu vũ khí của yếu của Nga năm 2017. Trong đó các loại xuất khẩu cho Trung Quốc gồm 10 máy bay Su-35, 6 chiếc trực thăng Ka-32 và tiếp tục giao hàng các động cơ D-30-KP2 và RD-93. Hai loại động cơ này những thứ Trung Quốc cần gấp.
Động cơ D-30-KP2 là một trong những động cơ Nga xuất khẩu phổ nhiều sang Trung Quốc. Nó chủ yếu được sử dụng trên máy bay ném bom hạng trung H-6K và máy bay vận tải cỡ lớn Y-20 của Trung Quốc. Bởi thế loại động cơ này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc xây dựng chiến lược không quân của Trung Quốc. Mấy năm gần đây, tuy liên tiếp có tin nói Trung Quốc đã chế tạo ra động cơ D-30 phiên bản nội địa và WS-18 nhưng thực chất D-30 vẫn phải nhập khẩu còn WS-18 thì sản lượng và chất lượng vẫn chưa thể đạt đến yêu cầu.
Là động cơ không tăng lực, công nghệ của D-30 đã lạc hậu nghiêm trọng, cũng hạn chế rất lớn đến năng lực vận tải và hành trình tối đa của Y-20. Trong khi Trung Quốc một mặt nhập khẩu D-30, mặt khác cũng tranh thủ thời gian chế tạo động cơ WS-20. Động cơ này tương đương động cơ CFM56, trình độ công nghệ so với D-30 cao hơn, đã được thử nghiệm thời gian dài trên máy bay IL-76 nhưng khi nào sản xuất đại trà thì chưa biết.
Động cơ RD-93 sử dụng trên máy bay chiến đấu FC-1 Kiêu Long vẫn phải nhập khẩu, điều này khiến người ta bất ngờ. Căn cứ thông tin trên báo, ngày 18.3.2010, động cơ WS-13 lần đầu trang bị cho máy bay Kiêu Long cơ bản thành công. Thời gian sau đó trong cùng năm máy bay này lần đầu bay thử. Năm 2016 chiếc máy bay nguyên mẫu FC-31 thứ hai sử dụng động cơ được cải tiến dựa trên WS-13 cũng bắt đầu bay thử. Nhưng khi đó vẫn đang phải nhập khẩu động cơ RD-93. Điều này dường như thuyết minh cho việc sản xuất WS-13 dường như vẫn chưa bắt đầu.
WS-13 là động cơ hạng trung, cơ bản có thể xem nó là phiên bản nội địa dung hợp công nghệ của động cơ RD-93 với WS-12 đã bị buộc phải tháo dỡ. So với nhu cầu khẩn cấp của không quân, các động cơ cỡ lớn và cỡ trung nhận được là quá nhỏ. Điều này cũng tạo thành khó khăn cho quá trình sản xuất động cơ WS-13 trong thời gian dài.
Làm sao bỏ được sự phụ thuộc vào động cơ Nga? Việc nhập khẩu chỉ giải quyết được nhu cầu khẩn cấp, đối với việc phát triển quốc gia không có ích lợi gì.
Mỹ khẳng định siêu vũ khí Nga không thay đổi được cán cân quân sự
Washington sẽ không thay đổi tính toán chiến lược, bất chấp việc Moscow công bố nhiều siêu vũ khí thế hệ mới. |
Mỹ đổ núi tiền khi Nga công bố vũ khí siêu thanh
Theo RT, ngay khi Tổng thống Putin công bố thành tựu trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh, Mỹ đã quyết định tăng mạnh ngân ... |
Vũ khí Nga vượt qua mọi \'mưu hèn kế bẩn\'
Ngoại trưởng Nga cho rằng Mỹ sử dụng biện pháp trừng phạt là cạnh tranh "không trung thực và hèn hạ" hòng hất cẳng Nga ... |