Ngoại trưởng Nga cho rằng Mỹ sử dụng biện pháp trừng phạt là cạnh tranh "không trung thực và hèn hạ" hòng hất cẳng Nga khỏi thị trường vũ khí thế giới.
Chương trình mới của Nga
Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin mới đây cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký phê chuẩn chương trình vũ khí quốc gia mới giai đoạn 2018-2027. Chương trình này dự kiến được thông qua năm 2016, nhưng năm 2014 do giá dầu giảm mạnh nên chính phủ không thể đưa ra dự báo kinh tế vĩ mô chính xác.
Theo ông Rogozin, trong những tháng gần đây dự thảo chương trình vũ khí quốc gia đã được điều chỉnh trên dữ liệu nhận được trong chiến dịch quân sự của Nga tại Syria, trong đó có đánh giá toàn bộ vũ khí và các trang thiết bị kỹ thuật quân sự trong điều kiện tác chiến, đánh giá hiệu quả của các hệ thống vũ khí mới trong những điều kiện khắc nghiệt như nhiệt độ, bụi.
Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin
Chương trình vũ khí quốc gia mới sẽ có tổng chi phí khoảng 19 nghìn tỉ ruble (tương đương 340 tỉ USD) dành cho trang bị vũ khí và 1 nghìn tỉ ruble (18 tỉ USD) để đồng bộ hóa vũ khí.
Đây là chương trình trung hạn trang bị mới cho quân đội dựa trên đánh giá những nguy cơ an ninh quốc gia. Chương trình do Bộ Quốc phòng và Tổ hợp Công nghiệp Quốc phòng Nga cùng soạn thảo.
Trong khi đó, trang mạng của Kênh truyền hình "Nước Nga ngày nay" cũng dẫn thông báo của Phó Thủ tướng Rogozin cho biết trọng tâm của chương trình mới này sẽ là phát triển hệ thống robot, vũ khí có độ chính xác cao và sức mạnh ngăn chặn hạt nhân.
Ngoài ra, theo ý kiến của các chuyên gia, chương trình này còn dành sự quan tâm lớn cho lực lượng bộ binh và đổ bộ.
Nga tiếp tục đẩy mạnh chương trình hiện đại hóa quân đội
Chương trình vũ khí quốc gia mới được điều chỉnh dựa trên các dữ liệu ở mặt trận Syria, nghĩa là thông qua đánh giá toàn diện về hiệu quả cũng như nhiều thông số khác có liên quan đến điều kiện khí hậu, tự nhiên của khu vực.
Phó Thủ tướng Rogozin nói: “Tổng cộng có hơn 200 loại vũ khí và thiết bị. Công nghệ robot, hệ thống thông minh, các thiết bị không người lái do thám và tấn công, bảo vệ máy bay khỏi các đám cháy... tất cả đều có trong chương trình vũ khí quốc gia mới”.
Một trong những hướng quan trọng được đặt ra đối với chương trình vũ khí quốc gia mới là phát triển các loại vũ khí có độ chính xác cao. Theo ông Rogozin, chương trình này sẽ mang đến “sự đáp trả thích hợp” cho việc triển khai các hệ thống vũ khí có độ chính xác cao phi hạt nhân chiến lược.
Có thể kể đến việc sản xuất và chuyển giao cho lực lượng vũ trang Nga các máy bay ném bom được hiện đại hóa Tu-95 và Tu-160, hệ thống phòng không S-500, tiêm kích Su-57 và Mig-35 cũng như dự án tàu ngầm Borei-B.
Su-57 đã được Nga đưa sang Syria tham chiến
Ngoài ra, cho tới trước năm 2028, quân đội Nga sẽ nhận được tổ hợp tên lửa RS-26 và tổ hợp tên lửa RS-28. Ưu tiên của chương trình là phát triển hệ thống đánh chặn hạt nhân. Chương trình cũng có kế hoạch đáp ứng 70% thị phần vũ khí hiện đại trong quân đội Nga trước năm 2021.
Dù đặt mục tiêu đầy tham vọng, song giới chức Nga cũng thẳng thắn thừa nhận những thiếu sót của chương trình vũ khí quốc gia trước đó. Trong vài thập kỷ, vũ khí mới của lực lượng vũ trang Nga không có tính thực tế, trong khi việc phát triển các thiết bị quân sự trong nước bị gián đoạn.
Ví dụ, dự án tàu khu trục nhỏ “Đô đốc Gorshkov” - bước đi thử nghiệm đổi mới về kỹ thuật nằm trong Chương trình vũ khí quốc gia cũ đến năm 2020 - đang bị trì hoãn.
Phó thủ tướng Nga Rogozin cho biết tình trạng tương tự sẽ không xảy ra trong chương trình vũ khí quốc gia mới.
Slovakia nói lý do bỏ máy bay Nga dùng hàng Mỹ
(Vũ khí) - Bộ Quốc phòng Slovakia vừa công khai kế hoạch loại biên máy bay Nga và nói thẳng lý do mua sắm hàng ... |
Nga chối bay khi Ukraine tố đánh cắp thiết kế vũ khí
Theo Defense Blog, ngay khi Ukraine lên tiếng tố Nga đánh cắp thiết kế xe thiết giáp của nước này, Moscow lập tức lên tiếng ... |