Việc hàng chục nghìn mét vuông đất rừng phòng hộ thuộc huyện Sóc Sơn bị san ủi để xây dựng những khu biệt thự nghỉ dưỡng, nhiều độc giả cho rằng, cho dù là ai cũng phải thượng tôn pháp luật, không có chuyện nể nang người này, người kia.
Việc hàng chục nghìn mét vuông đất rừng phòng hộ thuộc huyện Sóc Sơn bị san ủi để xây dựng những khu biệt thự nghỉ dưỡng, nhiều độc giả cho rằng, cho dù là ai cũng phải thượng tôn pháp luật, không có chuyện nể nang người này, người kia.
Tại buổi giao ban báo chí của Thành ủy Hà Nội chiều 16.10, ông Đỗ Minh Tuấn (Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn) cho biết, nhà của ca sĩ Mỹ Linh và Việt phủ Thành Chương nằm trong danh sách các công trình vi phạm trong kết luận của Thanh tra Chính phủ về đất rừng Sóc Sơn giai đoạn 2006-2008.
Tuy nhiên, khi được hỏi về việc xử lý sai phạm tại đây như thế nào, đại diện UBND huyện Sóc Sơn đã xin “khất” câu trả lời với lý do báo cáo TP để tháo gỡ và sẽ có văn bản trả lời cụ thể sau.
Theo ông Tuấn, thời gian qua huyện Sóc Sơn đã có những chỉ đạo quyết liệt về những vi phạm trên địa bàn, đã có những hình thức kỷ luật nghiêm, 6 cán bộ các xã đã bị kỷ luật. Hiện huyện Sóc Sơn còn 35 trường hợp vi phạm, trong đó có 27 trường hợp vi phạm ở xã Minh Trí, 18 trường hợp ở xã Minh Phú.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, tại khu vực rừng phòng hộ, đặc dụng ở Sóc Sơn có tới hơn 650 hộ xây dựng với diện tích lên đến 11 ha, các công trình chủ yếu là biệt thự, villa, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng.
Liên quan việc hàng chục nghìn mét vuông đất rừng phòng hộ thuộc huyện Sóc Sơn bị san ủi để xây dựng những khu biệt thự nghỉ dưỡng, nhiều độc giả Báo Lao Động bày tỏ sự bức xúc, cho rằng, cơ quan chức năng cần phải thanh tra toàn diện, có báo cáo chi tiết về những sai phạm của các công trình này.
Độc giả Đào Quang Hòa bình luận: "Cho dù là ai cũng phải thượng tôn pháp luật, không có chuyện nể nang người này, người kia. Xem xét có lợi ích nhóm trong việc xây dựng các công trình ở rừng phòng hộ không?".
"Biết sai phạm từ 12 năm trước mà đến giờ "sai vẫn hoàn sai". Tại sao cơ quan chức năng không có biện pháp để ngăn chặn, xử lý triệt để. Ở Thủ đô mà không làm gương, các tỉnh khác sẽ như thế nào đây?", là thắc mắc của độc giả Bình Minh.
Độc giả Hương Quỳnh nêu quan điểm: "Khi họ chuẩn bị xây dựng hoặc đang xây dựng, trách nhiệm của chính quyền cấp xã, huyện phải kiểm tra, xử lý sai phạm nếu có.
Việc chậm xử lý để dân xây xong cả chục năm trời, mới "giục nhau" tìm cách giải quyết - giống như kiểu "mất bò mới lo làm chuồng". Điều này không chấp nhận được".
"Tôi nghĩ rằng nên đình chỉ, thu hồi các công trình sai phạm này, không nên linh hoạt cho chuyển mục đích sử dụng. Đất rừng phải trả lại cho rừng, ai dung túng cho sai phạm, xử lý nghiêm", là ý kiến của bạn đọc Hồng Liên.
Nhiều tòa nhà đang thi công ở rừng Sóc Sơn, chính quyền nói \'là nhà tạm\'
Các tòa nhà ở rừng Sóc Sơn (Hà Nội) vẫn được xây dựng, nằm sâu trong núi, ẩn dưới tán cây, lãnh đạo xã cho ... |
Bên trong khu sinh thái ở Sóc Sơn được lãnh đạo xã gọi là "nhà tạm"
Phó chủ tịch UBND xã Minh Phú (Sóc Sơn, Hà Nội) cho rằng những công trình xây dựng trên khuôn viên của Thiên Phú Lâm ... |
"Hà Nội đã làm ngơ, để sai phạm kéo dài ở Sóc Sơn"
Thiếu tướng Lê Văn Cương nghi ngờ có sự cấu kết giữa chính quyền địa phương và tư nhân khiến hàng chục nghìn m2 đất ... |