Ỷ lại tủ lạnh, nhiều người đang ăn thực phẩm quá hạn độc hại mà không hay

Tủ lạnh các tác dụng giữ tươi lâu cho thực phẩm nhưng không phải là chiếc kho an toàn cho mọi loại thực phẩm, chúng vẫn có thể biến chất.

 

Tủ lạnh chắc chắn có thể kéo dài thời gian lưu trữ thực phẩm, nhưng nó cũng mang lại một số tác dụng phụ - nhiều người bắt đầu có "tình cảm" với thực phẩm đông lạnh, bất kỳ thức ăn nào có trong nhà cũng đều "nhét" vào tủ lạnh.

Trong khi đó, chưa nhiều người thực sự biết được sự khác nhau trong cách bảo quản thực phẩm để đảm bảo giá trị dinh dưỡng và mức thời gian an toàn để ăn chúng.

 

Thịt sống

 

Bạn có thể bảo quản thịt chưa chế biến trong tủ lạnh tối đa 5 ngày, đông đá trong 4-12 tháng. Tuy nhiên, thịt đã nấu chín chỉ nên bảo quản 3-4 ngày trong tủ lạnh và tủ đông 2-3 tháng.

Thịt tươi để lâu sẽ bị nhiễm khuẩn salmonella, E. coli và một số loại vi khuẩn khác và gây ngộ độc khi chế biến để ăn chúng. Vì vậy, bạn cần nấu ngay khi mua về hoặc để ngăn đông trong tủ lạnh nếu chưa dùng.

 

Thủy hải sản

 

Các loại thủy hải sản như tôm, cá còn dễ bị nhiễm khuẩn hơn thịt và nên được tiêu thụ trong 1-2 ngày sau khi mua. Nếu bạn ăn tôm cá đã quá hạn dùng có thể gây ngộ độc thực phẩm vô cùng nghiêm trọng. Tốt nhất là hãy sơ chế, hấp chín trước và nếu không ăn ngay trong ngày thì phải cho vào ngăn đông lạnh ngay.

Thủy hải rất dễ lây vi khuẩn và mùi tanh sang các loại thực phẩm khác nên cần được bảo quản riêng và gói kín.

 

Trứng

Trứng có thể sử dụng được trong vòng 3-5 tuần sau khi mua, nhưng có thể được lâu hơn nếu bảo quản trong tủ lạnh đúng cách. Nhưng trứng đã nấu chín chỉ lưu trữ được trong hơn một tuần.

Đối với các sản phẩm được làm từ trứng, trung bình, bạn có thể sử dụng trong khoảng 3-5 ngày sau khi mở.

Phô mai

Có hai loại pho mát là pho mát cứng và pho mát mềm. Pho mát cứng có thể ăn sau khi cắt khuôn và pho mát mềm không nên tiêu thụ khi nó đã bị hư hỏng. Pho mát mềm như pho mát dê được làm từ sữa tươi có xu hướng phát triển vi khuẩn khi bị hỏng, do đó tránh ăn loại pho mát này khi đã quá hạn.

Ngoài việc phô mai quá hạn sử dụng, xuất hiện nấm mốc, bạn chỉ nên sử dụng các loại phô mai mềm trong tủ lạnh khoảng một tuần sau khi mở.

Thịt nguội

Thời gian sử dụng sau khi mở bao bì thường từ 3 đến 5 ngày. Và bạn có thể bảo quản thịt lợn xông khói trong tủ lạnh 1 tuần và trong tủ đông một tháng.

Đặc biệt, thịt nguội dễ bị nhiễm một loại vi khuẩn gọi là Listeria, có thể sinh sôi trong môi trường có nhiệt độ thấp. Do vậy, để trong tủ lạnh không có nghĩa chúng được bảo vệ hoàn toàn. Bạn cần phải xem xét kỹ trước khi ăn. Nếu thịt đã tiết ra chất nhày, nhớt hoặc có mùi hôi, bạn cần phải bỏ đi dù chưa hết hạn.

Dưới đây là những hướng dẫn thời gian bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh tại gia đình:

1. Thực phẩm đông lạnh ở ngăn đá

Thông thường nhiệt độ ngăn đá của tủ lạnh là ở mức -18 độ C, trong một môi trường như vậy, bạn có thể bảo quản thịt tươi, cá và gia cầm đã được đóng gói hoặc đựng trong hộp kín.

Ngoài ra, bạn có thể bảo quản các loại thực phẩm đã được nấu chín để không làm món ăn bị biến chất. Thông thường, các loại thực phẩm cấp đông này nên sử dụng trong vòng 3 tháng.

2. Thực phẩm bảo quản ở ngăn mát

 

Tủ lạnh ngăn mát thường có nhiệt độ khoảng 5 độ C, vì vậy bạn có thể bảo quản lạnh thực phẩm tươi và chín, nhưng thời gian lưu trữ này khá ngắn, tối đa chỉ nên là một tuần.

Ngoài ra, ở ngăn mát đa số là dùng để bảo quản rau và trái cây tươi trong thời hạn mà mỗi loại trái cây đó có thể duy trì được.

Để đảm bảo thời gian tích trữ được lâu hơn mà không làm thất thoát quá nhiều dinh dưỡng, bạn nên gói vào giấy bảo quản, sau đó cho vào hộp hoặc túi kín trước khi tích trữ trong tủ lạnh.

3. Thực phẩm bảo quản ở ngăn đông

 

Hiện tại có rất nhiều người sử dụng tủ đông để bảo quản thực phẩm với những kích cỡ tủ khác nhau. Thông thường nhiệt độ ở các loại ngăn tủ này là 0 độ C.

Các loại cá thịt và động vật có vỏ có thể được bảo quản ở ngăn này. Ngoài ra, các sản phẩm sữa cũng có thể được bảo quản ở đây để lưu trữ được trong trạng thái lạnh trung bình.

Đây là ngăn có nhiệt độ 0 độ C nên bạn cũng có thể chuyển thực phẩm từ ngăn đá (lạnh sâu) đến ngăn này để tích trữ, chờ rã đông chậm, sau đó có thể sử dụng sẽ tối ưu dinh dưỡng hơn. Buổi sáng trước khi đi làm, bạn lấy thực phẩm từ ngăn đá chuyển vào ngăn đông, chiều về có thể sử dụng thay cho việc để ở ngăn mát.

Thông thường, thực phẩm bảo quản ở ngăn đông tốt nhất nên dùng trong 3 ngày.

Minh Khôi (T/h)

Thực phẩm nên và không nên để trong tủ lạnh

Mật ong cho vào tủ lạnh sẽ mất một số dinh dưỡng. Nhiệt độ quá thấp của tủ lạnh cũng khiến dưa chuột hỏng nhanh ...

5 loại thực phẩm không nên để tủ lạnh, vừa mất mùi vị còn hại sức khỏe

Đối với một số loại thực phẩm nếu bạn cứ cố bỏ chúng vào tủ lạnh, có thể sẽ trực tiếp gây ảnh hưởng đến ...

149 triệu đồng... dán nhãn tủ lạnh

Sau chuyện tréo ngoe kiểm tra iPhone7, giờ lại có thêm chi tiết có doanh nghiệp mất đến 149 triệu đồng để dán nhãn hiệu ...

Mẹo bảo quản rau trong tủ lạnh tươi lâu hơn

Khi đã ghi nhớ những nguyên tắc, mẹo vặt bảo quản thực phẩm cơ bản thì cách giữ rau trong tủ lạnh không còn là ...

/ www.doisongphapluat.com