Việc định giá AVG được Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Thẩm định giá (AMAX) giao cho Hoàng Duy Quang, người mới vào nghề và chưa thẩm định bao giờ.
Việc định giá AVG được Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Thẩm định giá (AMAX) giao cho Hoàng Duy Quang, người mới vào nghề và chưa thẩm định bao giờ.
Liên quan vụ án Mobifone mua 95% cổ phần của AVG, tại phiên xét xử sáng 17/12, HĐXX tại TAND TP Hà Nội chuyển sang xét hỏi bị cáo Hoàng Duy Quang (thẩm định viên của AMAX).
Đứng trước bục xét hỏi, bị cáo Quang khai nhận đã tham gia ký các giấy tờ sau: Báo cáo xác định giá trị Doanh nghiệp AVG số 256 ngày 05/8/2015; Ký Chứng thư thẩm định giá số 256/TĐG-CT-AMAX ngày 05/8/2015, mục đích thẩm định giá làm căn cứ xem xét để quyết định việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, dùng phương pháp tài sản để xác định giá trị doanh nghiệp AVG là 16.565 tỷ đồng.
Trong quá trình thẩm định giá trị doanh nghiệp đã vi phạm Quyết định 129/2008/QĐ-BTC ngày 31/12/2008; Quyết định số 28/2015/TT-BTC ngày 06/3/2015 của Bộ Tài chính về thẩm định giá doanh nghiệp nhưng bị cáo vẫn hạ bút ký Chứng nhận thẩm định giá và Báo cáo xác định giá trị AVG không đúng với giá trị thực tế để cung cáp cho Mobifone làm căn cứ đàm phán mua cổ phần cảu AVG gây thiệt hại tài sản Nhà nước.
|
|
Việc định giá AVG được Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Thẩm định giá (AMAX) giao cho Hoàng Duy Quang. Ảnh: TTXVN |
Cụ thể, Quang khai là thẩm định viên nhưng chưa tham gia thẩm định, chưa từng tham gia xác định giá doanh nghiệp. Khi được giám đốc AMAX giao xác định giá trị AVG ở thời điểm đàm phán, bán cổ phần cho MobiFone, Quang mới làm ở AMAX được một tháng với vị trí Giám đốc chi nhánh phía bắc.
Quang trình bày: "Bị cáo chưa thẩm định bao giờ, chưa có thực tế nên đề nghị giám đốc cử người xử lý hồ sơ. Giám đốc sau đó cử ra hai chuyên viên thẩm định hồ sơ. Trong số này, một bạn mới ra trường, được sắp xếp hồ sơ tài liệu".
Luật sư hỏi: "Theo nhận thức của bị cáo, chứng thư thẩm định có ý nghĩa gì với việc mua bán này?", Quang khẳng định: "Chỉ có ý nghĩa tham khảo".
Cáo trạng xác định, Quang là người tìm mối để AMAX ký hợp đồng xác định giá trị doanh nghiệp AVG với MobiFone, hưởng 10% giá trị hợp đồng. Quang không tham gia thẩm định giá trị doanh nghiệp AVG nhưng vẫn ký với tư cách là Thẩm định viên trong Chứng thư và Báo cáo xác định giá trị AVG là 16.500 tỷ đồng để được hưởng thêm 5% giá trị hợp đồng.
Con số 16.500 tỷ đồng không đúng với giá trị thực tế song lại được MobiFone dùng làm căn cứ đàm phán mua 95% cổ phần AVG với giá gần 8.900 tỷ đồng, gây thiệt hại 6.500 tỷ đồng cho Nhà nước.
Được biết, tại phiên tòa xét xử, đại diện các doanh nghiệp, cơ quan được triệu tập đến tham gia tố tụng.
Đại diện của Mobifone đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ tội cho các bị cáo vì đã có những đóng góp to lớn cho công ty.
Trình bày trước tòa, đại diện Mobifone cũng cho biết, doanh nghiệp tiến hành xử lý hành chính và kinh tế, kỷ luật với tất cả Hội đồng thành viên tham gia các cuộc họp, tham gia trình và ký các văn bản bằng các quyết định nội bộ, kỷ luật lao động.
Ngoài ra, có 5 cá nhân cũng có biên bản họp xử lý. Tuy nhiên, theo nội quy lao động của doanh nghiệp hiện hành thì không có hành vi tương xứng nên chỉ nhắc nhở, kiểm điểm, phê bình. Công ty không ban hành quyết định vì không có hình thức kỷ luật.
Bộ Thông tin và Truyền thông là đại diện vốn Nhà nước tại Mobifone. Đại diện bộ này đề nghị tòa án xét xử đúng người, đúng tội song cũng cần xem xét những đóng góp của các ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn (cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông).
Về phía AVG cũng đề nghị tòa án có chính sách khoan hồng đối với bị cáo Phạm Nhật Vũ (cựu Chủ tịch HĐQT AVG).
Vũ Đậu (T/h) , 19/12/2019 | 08:20 GMT+7
Xét xử Mobifone mua AVG: Cựu Phó Tổng giám đốc Mobifone bật khóc tại phiên tòa
Bị xét hỏi về trách nhiệm của mình trong thương vụ Mobifone mua AVG, cựu Phó Tổng giám đốc Mobifone Phạm Thị Phương Anh bất ... |
Vụ MobiFone mua AVG: Hai cựu bộ trưởng sắp bị xét xử với tội danh gì?
Dự kiến, ngày 16/12, TAND TP Hà Nội sẽ chính thức mở phiên tòa xét xử với 14 bị cáo trong vụ án Tổng Công ... |
Nhà mạng nào đang hời nhất trong cuộc đua chuyển mạng giữ số?
Sau 3 tháng dịch vụ chuyển mạng giữ số ra đời, chỉ VinaPhone và MobiFone là “có hời“. |