Tận dụng cơ hội người dân trở lại đông sau kỳ nghỉ lễ Tết dương lịch 2019, nhiều tài xế xe ôm công nghệ đã tắt ứng dụng và trở thành xe ôm truyền thống để nâng giá dịch vụ hòng kiếm chác chặt chém khách hàng.
Hết hôm nay 1/1, chính thức kết thúc ngày nghỉ lễ cuối cùng trong nghỉ 4 ngày Tết dương lịch 2019. Từ 15h chiều người dân thập phương đã kéo lên Thủ đô để chuẩn bị cho ngày làm việc năm mới.
Tại bến xe Giáp Bát (Hoàng Mai-Hà Nội) từ 15h lượng khách đổ về khá đông, nhu cầu về phương tiện đi lại khi tới Thủ đô lại tăng cao. Theo ghi nhận của PV, các bến xe buýt công cộng quanh khu vực và trong bến xe có biểu hiện quá tải. Nhiều khách hàng phải chờ đợi hoặc sử dụng phương tiện khác như xe ôm, tắc xi...
Theo ghi nhận, giá cả dịch vụ những phương tiện này vì thế cũng tăng theo so với ngày thường. Với khách đi quen biết mặc cả thì giá cũng cao hơn so với ngày thường từ 10.000 đồng đến 30.000 đồng/người/chuyến.
Theo anh Hùng, một lái xe Grab chia sẻ: "Nhân dịp khách đông nên tôi cũng tranh thủ tắt ứng dụng để bắt khách ngoài. Cả năm mới có vài dịp lễ khách đông anh em tranh thủ kiếm thêm thu nhập so với ngày thường".
Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận của PV.
Từ 15h, lượng khách đến bến xe Giáp Bát bắt đầu đông. |
Các bến xe buýt có dấu hiệu quá tải. |
Tận dụng khách đông nhiều xe ôm công nghệ đã tập trung tại bến xe bắt khách. |
Giá cả nhìn chung đắt hơn ngày thường 10.000-20.000 đồng (nếu biết mặc cả). |
Nhiều bạn sinh viên đã không đủ kiên nhẫn và xe buýt cũng quả tải nên đành chọn bắt xe ôm. |
Chiều nay 1/1 là ngày nghỉ lễ cuối cùng trong kỳ nghỉ tết 2019, dự báo tình trạng giao thông sẽ ùn tắc lớn. |
Chính phủ yêu cầu quản lý chặt xe ôm công nghệ để tránh tai nạn
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu Bộ GTVT sớm có giải pháp để quản lý xe ôm công nghệ, không để hoạt động ... |
Khi tài xế tranh thủ kiếm thêm bằng cuốc ảo
Lợi dụng tiền hỗ trợ hơn 20.000 đồng/cuốc xe và thưởng tối đa 300.000 đồng/ngày, một số tài xế đã gian lận bằng việc đặt ... |