Người tham gia giao thông trong điều kiện trời mưa, đường trơn cần nắm rõ quy tắc "4 giây" để kịp nhận ra vấn đề để xử lý tình huống.
Không thể loại bỏ quy trình an toàn
Ngày 21/3/2018, nói về trách nhiệm của lái xe trong vụ tai nạn xe khách đâm xe cứu hỏa trên đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, ông Trần Hữu Minh - Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông cho rằng, trong các vụ tai nạn ít có trường hợp nào cấu thành lỗi từ một phía.
Ông Minh nêu ví dụ, một người lái xe dọc tuyến đường có nhiều ô tô đang đỗ, lái xe máy có kinh nghiệm thường đi chậm hơn và tránh xa xe đang đỗ 1 chút tránh trường hợp xe ô tô mở cửa đột ngột. Còn người lái xe ô tô có kinh nghiệm trước khi mở cửa xe phải quan sát cẩn thận thì chắc chắn không có va chạm. Ngược lại, nếu 1 trong 2 hoặc cả 2 cùng ẩu thì sẽ có tai nạn xảy ra.
"Về mặt pháp luật, xe cứu hỏa làm nhiệm vụ đi ngược đường là đúng thẩm quyền. Nhưng tôi cho rằng thẩm quyền cũng phải gắn với quy trình đảm bảo an toàn. Việc ưu tiện cho các lực lượng chức năng để tiếp cận cứu hộ nhanh nhất là phổ biến, ở trên thế giới cũng vậy..." - ông Minh bày tỏ.
Ông Minh cho rằng, xe cứu hỏa khi làm nhiệm vụ được ưu tiên nhưng cũng không thể bỏ qua quy trình an toàn khi tham gia giao thông.
Theo ông Minh, người tham gia giao thông cần bắt buộc tuân thủ các quy định, quy tắc khi tham gia giao thông. Đặc biệt trên đường cao tốc, người tham gia giao thông cần phải cẩn trọng hơn.
"Các quốc gia trên thế cũng đều đang áp dụng quyền ưu tiên cho các xe công vụ, kể cả khi đi trên đường cao tốc nhưng họ có những quy trình chặt chẽ để đảm bảo an toàn giao thông.
Ở Việt Nam, pháp luật quy định khi tham gia giao thông đến các nút giao phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, chuẩn bị tinh thần nhường đường tối đa cho các phương tiện nhập, ra làn.
Khi sự việc xảy ra, không bàn ai đúng, ai sai mà cần phải nói đến hành vi khi tham gia giao thông cần phải cẩn trọng để tránh những tính huống không mong muốn xảy ra" - ông Minh nói.
Ông Minh cho biết, trong giao thông có nguyên tắc phải luôn đảm bảo cách phương tiện phía trước "2 giây". Còn trong điều kiện có mưa, tầm nhìn hạn chế thì nguyên tắc đó là "4 giây" để có đủ thời gian nhận thức được vấn đề cần xử lý.
Hiện trường vụ tai nạn xe khách đâm xe cứu hỏa trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ chiều ngày 18/3.
Lỗi từ cả 2 phía
Đại tá Trần Sơn - nguyên Phó trưởng Phòng Hướng dẫn luật, điều tra, xử lý tai nạn giao thông (Cục CSGT - Bộ Công an) cũng cho rằng, trong điều kiện trời mưa, mặt đường trơn và tầm nhìn hạn chế thì dù xe được quyền ưu tiên cũng phải cẩn trọng, chấp hành các quy định khi nhập làn vào đường cao tốc như chú ý quan sát, đi vào làn đường khẩn cấp rồi mới được lưu thông bình thường.
Ông Sơn nhận định, vụ tai nạn xảy ra đều có lỗi từ hai phía, còn bên nào lỗi nghiêm trọng hơn thì cần phải chờ kết luận từ cơ quan điều tra.
"Qua clip ghi lại vụ tai nạn, có thể thấy rõ ràng lái xe cứu hỏa thiếu chú ý quan sát và chủ quan! Còn xe khách nếu giữ khoảng cách 100m thì sẽ nhìn thấy xe cứu hỏa đang đi ngược đường để có phương án xử lý tránh tai nạn" - ông Sơn nhận xét về vụ tai nạn xảy ra với xe khách và xe cứu hỏa.
Ông Sơn cũng cho rằng, trong điều kiện đường trơn như thời điểm xảy ra vụ tai nạn, xe khách đang chạy với tốc độ cao gặp chướng ngại vật xe cứu hỏa phía trước mà lái xe khách đánh lái, phanh gấp thì cũng không thể lường trước được hậu quả.
Ông Sơn đề nghị: "Cơ quan điều tra phải xác định được tốc độ xe khách tại thời điểm xảy ra tai nạn, xe PCCC có phát đủ tín hiệu báo hiệu quyền ưu tiên hay không...".
Xe khách đâm xe cứu hoả trên cao tốc: Không thể vin cớ ưu tiên gây nguy hiểm tính mạng bao người
Nhiều ý kiến cho rằng xe cứu hoả được ưu tiên nhưng không thể bất chấp các quy tắc giao thông để gây nguy hiểm ... |
Tài xế xe khách đâm xe cứu hỏa trên cao tốc: \'Nếu đánh lái tránh xe cứu hoả nhiều người thương vong\'
Người lái xe khách cho biết, thời điểm xảy ra tai nạn, xe cứu hỏa chạy rất nhanh lại lấn làn, nếu đánh lái ra ... |
Xe khách đâm xe cứu hỏa: Thông tư chỉ rõ đúng sai?
Vụ xe khách đâm xe cứu hỏa ở cao tốc Pháp Vân, theo luật sư cần căn cứ theo thông tư quy định khoảng cách ... |