“Lỗi chính thuộc về xe khách đã không quan sát dẫn đến va chạm gây ra hậu quả nghiêm trọng”.
Hiện trường vụ tai nạn giữa xe cứu hỏa và xe khách.
Đây là quan điểm của luật sư Nguyễn Anh Thơm - Đoàn luật sư TP Hà Nội trong vụ xe cứu hỏa đang đi làm nhiệm vụ di chuyển ngược chiều trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đã va chạm xe khách, khiến nhiều người bị thương, 1 chiến sĩ cảnh sát PCCC (sinh năm 1993) đã tử vong.
Phân tích về vụ việc, luật sư Nguyễn Anh Thơm cho rằng, ở đây phải xác định rằng xe cứu hỏa đang đi làm nhiệm vụ và nhận được nguồn tin phải đi làm nhiệm vụ cứu hộ, căn cứ điều 22 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về xe ưu tiên thì ở đây xe cứu hỏa đang đi làm nhiệm vụ nên cần phải được ưu tiên hàng đầu, xe được phép đi ngược chiều và không hạn chế về tốc độ nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn cho các phương tiện đi trên đường.
Trong tình huống giao thông trên đường này, khi xe cứu hỏa đã có tín hiệu khẩn cấp mà xe khách không quan sát, dẫn đến va chạm gây hậu quả nghiêm trọng. “Ở đây lỗi chính thuộc về xe khách, xe khách đã có dấu hiệu vi phạm các quy định về điều khiển giao thông đường bộ được quy định tại điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015. Hình phạt cao nhất mà chủ phương tiện xe khách phải đối mặt lên tới 15 năm tù khi để xảy ra tai nạn khiến 1 chiến sĩ cảnh sát PCCC hy sinh và nhiều người khác đang bị thương. Bên cạnh đó xe khách cũng sẽ phải bồi thường các khoản phí tổn thất theo quy định tại Bộ luật Dân sự” – Luật sư Nguyễn Anh Thơm phân tích.
Cũng theo luật sư Thơm, ở đây sẽ không quy trách nhiệm cho lái xe cứu hỏa vì xe cứu hỏa đang đi làm nhiệm vụ, cần được ưu tiên.
Ngoài ra cũng phải xem xét đến yếu tố xe cứu hỏa khi đang đi làm nhiệm vụ nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn cho các phương tiện khác. Theo quy định tại điều 22 Luật Giao thông đường bộ, khi xe cứu hỏa nhận được thông tin cần đi cứu hộ gấp thì lãnh đạo chỉ huy phải thông báo cho cơ quan quản lý đường bộ hoặc CSGT phụ trách kiểm tra, tuần sát ở khu vực này để có biện pháp chủ động phân luồng và cảnh báo các phương tiện trên đường cao tốc. Nếu trường hợp cơ quan PCCC chưa có sự thông báo thì cũng phải xem xét đến trách nhiệm của cơ quan này để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trước đó, khoảng 16h30 chiều 18.3, chiếc xe cứu hỏa của Phòng Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy số 12 (PCCC số 12) trong khi đang đi làm nhiệm vụ cấp cứu một vụ tai nạn trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, phương tiện này đi ngược chiều theo hướng Hà Nội - Ninh Bình, đến Km 192 bị chiếc xe khách 45 chỗ chạy hướng ngược lại đâm phải. Do hai xe đều di chuyển với tốc độ cao, va chạm mạnh khiến nhiều người thương nặng, 2 phương tiện hư hại nghiêm trọng.
Luật cho phép xe cứu hỏa được đi ngược chiều khi làm nhiệm vụ
Điều 22 Luật giao thông đường bộ quy định, xe cứu hỏa khi làm nhiệm vụ được phép đi ngược chiều cùng nhiều quyền ưu ... |
Vụ xe cứu hỏa đối đầu xe khách: Một chiến sĩ cảnh sát PCCC đã tử vong
Xe chữa cháy được giao nhiệm vụ đi cứu hộ, khi di chuyển ngược chiều trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đã đâm ... |
Xe khách tông xe cứu hỏa trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, nhiều người bị thương nặng
Xe cứu hỏa đang ôm cua sang đường tại cao tốc Pháp Vân thì bị một chiếc xe khách tông trúng, nhiều người bị thương. |