Xuất khẩu được hơn 100 tỷ USD sang Trung Quốc nhưng Việt Nam vẫn đang chịu thâm hụt thương mại nặng nề gần 150 tỷ USD trong làm ăn với nước này.
Báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính, Việt Nam đã chi hơn 250 tỷ USD để nhập khẩu các mặt hàng từ Trung Quốc, kim ngạch nhập khẩu gấp 200% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Đáng chú ý, lượng nhập khẩu này vẫn gia tăng hàng năm.
Việt Nam chịu thâm hụt thương mại lớn trong làm ăn với Trung Quốc. Ảnh: Internet
Về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Trung Quốc và Việt Nam từ năm 2013 đến hết quý I/2018 là 362 tỷ USD, trong đó nhập khẩu hàng từ Trung Quốc về Việt Nam là hơn 250 tỷ USD bằng gần 70% tổng kim ngạch.
Xuất khẩu của Việt Nam sang sang Trung Quốc giai đoạn trên là 100 tỷ USD, chỉ chiếm 29% kim ngạch song phương hai nước. Nhập khẩu hàng Trung Quốc vào Việt Nam cùng thời gian trên là 250 tỷ USD, gấp 200% kim ngạch xuất khẩu.
Như vậy, qua gần 6 năm, Việt Nam thâm hụt thương mại nặng nề với Trung Quốc khoảng 150 tỷ USD, bình quân khoảng 25 tỷ USD/năm.
Từng lý giải về hiện tượng trên, Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, trong nhiều năm qua, thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc luôn cao nhất khi so sánh với các nước ASEAN khác với Trung Quốc.
Theo CIEM, lý do thâm hụt của Việt Nam là do hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu Trung Quốc có tốc độ tăng rất cao về giá trị theo thời gian.
Nghiên cứu cho thấy, trong giai đoạn 2010-2013, trung bình mỗi năm giá trị nhập khẩu hàng tiêu dùng tăng 41,3%. Năm 2013, giá trị hàng tiêu dùng nhập từ Trung Quốc đạt 10,1 tỷ USD, gấp 2,8 lần năm 2010.
Ngoài ra, tình trạng nhập siêu của Việt Nam còn gắn với nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI.
Các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam chủ yếu sử dụng sản phẩm nhập khẩu làm đầu vào do Việt Nam chưa đủ nguồn cung cũng như các yếu tố khác.
Không lạ việc nhập siêu lớn từ Hàn Quốc, Trung Quốc
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tốc độ tăng nhập khẩu của khối FDI cao và ngay cả khối FDI cũng đã xuất hiện hiện tượng nhập siêu. Năm 2012, khu vực này nhập siêu 4 tỷ USD, năm 2013 lên 6,4 tỷ USD.
Một lý do khác là các dự án EPC của Trung quốc tại Việt Nam chủ yếu sử dụng nguồn cung từ Trung quốc.
Để cải thiện tình trạng này, các chuyên gia cho rằng Việt Nam phải đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thặng dư thương mại, nâng sức cạnh tranh cho hàng nội địa, làm cho nền kinh tế Việt Nam mạnh lên.
Thái An (tổng hợp)
Trung Quốc sắp mất ngôi cường quốc xuất khẩu
Trung Quốc, quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới, có thể đối mặt với thâm hụt thương mại trong vòng 5 đến 10 năm ... |
Tăng trưởng xuất khẩu: Điểm sáng, không phụ thuộc khai thác tài nguyên
Kim ngạch xuất khẩu 11 tháng qua đã có tốc độ tăng trưởng ngoạn mục trong bối cảnh Việt Nam có sự điều chỉnh giảm ... |
Xuất khẩu rau quả tăng mạnh vượt 3,34 tỷ USD
Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam từ đầu năm đến 15/12 đã đạt 3,345 tỷ USD, tăng 45% so ... |