Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, biển đảo theo luật pháp quốc tế

Tại Thái Lan, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường. Tại cuộc gặp, hai bên nhấn mạnh coi trọng cao độ việc thúc đẩy mối quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc.

viet nam kien quyet kien tri bao ve chu quyen lanh tho bien dao theo luat phap quoc te

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường

Chiều 3-11, tại Bangkok, Thái Lan, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường. Tại cuộc gặp, hai bên nhấn mạnh coi trọng cao độ việc thúc đẩy mối quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển ổn định, bền vững; nhất trí các biện pháp tăng cường quan hệ hai nước trong năm 2020, nhân dịp kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao; trao đổi đoàn cấp cao và các cấp.

Thủ tướng Lý Khắc Cường bày tỏ chúc mừng Việt Nam sẽ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc 2020-2021, mong muốn thúc đẩy trao đổi, hợp tác đa phương giữa hai nước trong thời gian tới.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng những thành tựu to lớn của Trung Quốc trong 70 năm qua, nhất là sau hơn 40 năm cải cách mở cửa; khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Quốc; bày tỏ ủng hộ với sự phát triển của Trung Quốc. Thủ tướng cũng đánh giá cao một số tiến triển giữa hai nước trong hợp tác kinh tế, thương mại; đề nghị Trung Quốc tiếp tục có các biện pháp, chính sách cải thiện tình trạng nhập siêu của Việt Nam đang tăng nhanh; thúc đẩy hơn nữa tiện lợi hóa thông quan tại các cặp cửa khẩu; giải quyết các vấn đề tồn tại trong các dự án hợp tác giữa hai nước.

Thủ tướng Lý Khắc Cường khẳng định Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ với Việt Nam, sẵn sàng tăng cường hợp tác với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới phức tạp hiện nay. Trung Quốc mong muốn thúc đẩy, củng cố truyền thống hữu nghị, mở rộng hợp tác giữa hai nước, coi trọng giải quyết các vấn đề hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai bên, sử dụng tốt các cơ chế để thúc đẩy hợp tác.

Về vấn đề trên biển, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị hai bên cùng kiểm soát tốt bất đồng, không để ảnh hưởng tới quan hệ hai nước; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định tại khu vực; tiếp tục thực hiện nghiêm túc nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc; kiên trì giải quyết các vấn đề bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982; xử lý tốt vấn đề nghề cá và ngư dân; đề nghị Trung Quốc tôn trọng các hoạt động kinh tế biển bình thường, phù hợp với luật pháp quốc tế của Việt Nam; khẳng định Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, biển đảo theo luật pháp quốc tế; đồng thời tin tưởng rằng vấn đề này sẽ được giải quyết thỏa đáng. Phía Trung Quốc khẳng định mong muốn kiểm soát tốt bất đồng trên biển, kiềm chế, không để tác động đến tổng thể quan hệ hai nước.

Ấn Độ và ASEAN ủng hộ duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông

Ngày 3-11, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Ấn Độ lần thứ 16 ở Bangkok, Thái Lan với sự tham dự của Thủ tướng Narendra Modi, các nước ASEAN đã đánh giá cao đóng góp của Ấn Độ trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực Đông Nam Á, khi hai bên thảo luận về vấn đề khủng bố và nhu cầu duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông. Phát biểu với báo giới về hội nghị, Bí thư Phương Đông thuộc Bộ Ngoại giao Ấn Độ, bà Vijay Thakur Singh khẳng định tại hội nghị, hai bên đã nêu bật sự hội tụ của những cách tiếp cận của mỗi bên đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Cũng theo bà Thakur Singh, các nhà lãnh đạo Ấn Độ và ASEAN đã thảo luận về duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định và an toàn ở Biển Đông, đặc biệt là tự do hàng hải và hàng không; nhấn mạnh sự cần thiết phải “thúc đẩy một trật tự dựa trên luật lệ, trong đó có tuân thủ luật pháp quốc tế” trên biển, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.

viet nam kien quyet kien tri bao ve chu quyen lanh tho bien dao theo luat phap quoc te

Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng hoạt động kinh tế biển

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Trung Quốc tôn trọng hoạt động kinh tế biển của Việt Nam trong cuộc gặp với Thủ tướng ...

viet nam kien quyet kien tri bao ve chu quyen lanh tho bien dao theo luat phap quoc te

Việt Nam sẵn sàng "các phương án cao nhất" để bảo vệ chủ quyền

Giám đốc Học viện Quốc phòng nói Bộ Chính trị đã thông qua các chiến lược để xây dựng quân đội "tinh gọn, mạnh, đáp ...

viet nam kien quyet kien tri bao ve chu quyen lanh tho bien dao theo luat phap quoc te

Phó Tổng thống Philippines: Trung Quốc phải công nhận chủ quyền của Manila trên Biển Đông trước khi khai thác chung

Philippines và Trung Quốc tháng 8 đồng ý thành lập các nhóm làm việc khai thác thỏa thuận thương mại dầu khí ở Biển Đông, ...

viet nam kien quyet kien tri bao ve chu quyen lanh tho bien dao theo luat phap quoc te

Trung Quốc kêu gọi tôn trọng “chủ quyền không gian mạng“

Trưởng ban tuyên giáo Trung Quốc Hoàng Khôn Minh cho rằng, tâm lý “chiến tranh lạnh” và “hành vi bắt nạt” đang cản trở niềm ...

/ anninhthudo.vn