Vì sao không cần phong tỏa Bệnh viện Chợ Rẫy?

Bệnh nhân 449 ở TP.HCM có lịch trình di chuyển đến bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Triều An và bệnh viện Quốc tế City, tiếp xúc nhiều người.

Ngày 29/7, Sở Y tế tổ chức họp báo cung cấp thông tin tình hình dịch COVID-19 và công tác chuẩn bị ứng phó của TP.HCM trước bối cảnh hai ca bệnh mới xuất hiện trên địa bàn.

Trước đó, ngày 21/7, hai bệnh nhân 449 và 450 trở về TP.HCM từ Đà Nẵng. Trong đó, bệnh nhân 449 có quốc tịch Mỹ, là võ sư, ở phường Thanh Khê, quận Thanh Khê, Đà Nẵng. Bệnh nhân có tiền sử viêm phổi trên 10 năm. Ngày 26/6, bệnh nhân 449 nhập viện Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng vì viêm phổi. Ngày 6/7, bệnh nhân 449 được chuyển từ Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng tới Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng và được điều trị lần lượt tại các khoa: Cấp cứu, ICU, Ngoại lồng ngực, khoa Quốc tế, Nội hô hấp.

Ngày 20/7, cả hai bệnh nhân được chuyển từ Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM). Ngày 21/7, bệnh nhân 449 nhập phòng cách ly khoa Cấp cứu của Bệnh viện Chợ Rẫy, sau đó được chuyển đến khoa Cấp cứu của Bệnh viện Triều An, rồi được chuyển khoa Cấp cứu của Bệnh viện Quốc tế City.

Sở Y tế TP.HCM đã yêu cầu Bệnh viện Quốc tế City ngưng tiếp nhận người bệnh mới trong vòng 3 ngày, khử khuẩn khách sạn Thanh Danh 2 (đối diện Bệnh viện Chợ Rẫy), khu vực nơi bệnh nhân 450 lui tới nhiều lần.

Trả lời cho câu hỏi, vì sao Bệnh viện Quốc tế City ngưng hoạt động 3 ngày, còn Bệnh viện Chợ Rẫy thì không, bác sĩ Phạm Thanh Việt, Trưởng Phòng Kế hoạch - Tổng hợp (Bệnh viện Chợ Rẫy) thông tin: "Thời điểm bệnh nhân chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy là lúc Đà Nẵng vẫn chưa phát hiện ca bệnh đầu tiên nhưng do nghi bệnh nhân viêm phổi nhiễm trùng nên chúng tôi đã có sự cảnh giác bằng cách đưa vào phòng cách ly, trang bị bảo hộ. Sau khi thăm khám, chúng tôi chỉ định nhập viện nhưng bệnh nhân từ chối và xin chuyển sang Bệnh viện Triều An".

vi sao khong can phong toa benh vien cho ray

Ông Nguyễn Trí Dũng - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM công bố 2 ca COVID-19 mới sau thời gian dài không có ca bệnh

Ông Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho hay, xe cấp cứu của Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng chở bệnh nhân đi thẳng vào bệnh viện Chợ Rẫy. Ngay từ đầu, bệnh nhân này đã được cách ly riêng như một bệnh nhân COVID-19.

"Thông tin bệnh nhân nằm ở khoa Hô hấp Bệnh viện Chợ Rẫy là không đúng. Ngoài ra, có 27 người tiếp xúc với bệnh nhân 449 ở Bệnh viện Chợ Rẫy đều có kết quả âm tính. Đây là lý do không cần phong tỏa Bệnh viện Chợ Rẫy”, ông Tăng Chí Thượng nói.

Ngay sau khi nhận được thông tin về hai ca bệnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) đã thực hiện khoanh vùng, xử lý tại những địa điểm mà hai bệnh nhân đã đi qua.

121 nhân viên y tế của Bệnh viện Quốc tế City (81 người), Bệnh viện Chợ Rẫy (27 người), Bệnh viện Triều An có tiếp xúc với hai bệnh nhân trên đều có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 và toàn bộ đã được cách ly theo đúng quy định”, ông Nguyễn Trí Dũng - Giám đốc HCDC cho hay.

Cũng theo ông Dũng, sau khi phát hiện yếu tố nguy cơ, TP.HCM đã triển khai đồng bộ, khoanh vùng nhanh nhất, truy vết đầy đủ để khống chế tình hình có thể lây lan trên địa bàn thành phố.

vi sao khong can phong toa benh vien cho ray Phun thuốc khử trùng khách sạn đối diện Bệnh viện Chợ Rẫy lúc nửa đêm
vi sao khong can phong toa benh vien cho ray Bệnh viện Chợ Rẫy cử ê-kíp phản ứng nhanh chống Covid-19 ra Đà Nẵng
vi sao khong can phong toa benh vien cho ray CDC Mỹ gửi thư chúc mừng Bệnh viện Chợ Rẫy cứu sống bệnh nhân 91
/ vtc.vn