Bộ Y tế, Sở Y tế Vĩnh Long cần vào cuộc điều tra rõ ràng xem quy trình khám chữa bệnh tại thời điểm đó đã được thực hiện đúng hay chưa?
Gia đình có thông tin cho bệnh viện uống nhầm ma túy đá?
Ngày 15/8, lãnh đạo Sở Y tế Vĩnh Long xác nhận, Sở đã mời các y, bác sĩ của BV Chợ Rẫy (TP.HCM) và BV Tâm thần Trung ương 2 đến phối hợp để thành lập Hội đồng chuyên môn làm rõ quy trình tiếp nhận, cấp cứu, khám chữa bệnh cho bệnh nhân Nguyễn Đức Đạt (26 tuổi, ngụ TP Vĩnh Long) - Thiếu úy công tác tại Đội CSĐT tội phạm về kinh tế - ma tuý Công an huyện Long Hồ.
Theo phản ánh của gia đình thì BV đa khoa tỉnh Vĩnh Long đã không tiếp nhận cấp cứu, dù gia đình nài nỉ, bác sĩ bảo ca này phải đưa qua BV Tâm thần. Sau đó, gia đình tự đưa anh Đạt sang bên bệnh viện tâm thần nhưng lúc đó cơ thể đã yếu và khi quay lại bệnh viện đa khoa Vĩnh Long thì anh đã tử vong.
Theo cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Long, kết quả giám định chất lỏng mà Thiếu úy Đạt uống là ma tuý loại methamphelamine (ma tuý đá) thể tích 500 ml. Nguyên nhân tử vong: Do ngộ độc chất ma tuý methamphelamine.
Về sự việc trên, trao đổi với Đất Việt, bác sĩ Lê Mạnh Cường - Phó giám đốc bệnh viện quân y 120 cho biết: "Nếu như bệnh nhân có biểu hiện ngáo đá, đập phá thì nhiều khi rất khó làm các vấn đề khám chữa, bác sĩ rất khó tiếp cận để chuẩn đoán bệnh.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long nơi thiếu úy công an được cấp cứu
Tôi chỉ không biết khi đưa vào bệnh viện thì các bác sĩ có khai thác được thông tin bệnh nhân uống được ma túy đá hay không, tức có xác định được nguyên nhân vì sao bệnh nhân có các triệu chứng như vậy?. Gia đình và đồng đội khi đưa vào có cung cấp thông tin uống nhầm ma túy đá hay không?.
Như các trường hợp khác đang ở trạng thái kích động được đưa vào viện tôi, thì sẽ phải xin ngay ý kiến bác sĩ chuyên khoa chống độc về cách xử lý để đảm bảo an toàn.
Cái điểm khó là chúng ta đều không biết rõ tình trạng thực tế lúc đó ra sao, nên Bộ Y tế, Sở Y tế Vĩnh Long cũng sẽ phải vào cuộc xem lại quy trình thì mới có kết luận cụ thể".
Cũng theo ông Cường, bản thân Viện của ông cũng tiếp nhận nhiều bệnh nhân ngáo đá, chạy tới, chạy lui, chạy ra đường, không có thân nhân, bác sĩ phải bó tay phải nhờ công an tới và nếu lượng ngộ độc nhiều thì sẽ tử vong.
Với các trường hợp này phải sử dụng thuốc giải độc đặc hiệu, nhiều khi lượng nhiều quá biết cũng không cứu được.
"Tôi chỉ hơi thắc mắc, trong lúc đi bắt tội phạm thì bản thân bệnh nhân trên có đồng đội chứ không đơn độc, khi đồng đội vào bệnh viện thì phải trình bày hết cho bác sĩ để họ tiếp cận, khám chữa.
Bình thường, theo nghiệp vụ của các chiến sĩ công an, chỉ cần uống vào một lúc là sẽ thấy hiện tượng lạ, sẽ biết uống nhầm ngay, vì họ đã quá quen với triệu chứng ngáo đá.
Ở đây phải đặt ra câu hỏi, vì sao chủ nhà cho anh Đạt nước để uống lại có ma túy đá, thường thì sẽ có thuốc giải độc, nghiệp vụ của công an thường rất nhạy.
Mặt khác, công an khi vào viện thường có đơn vị đi theo, nhưng ở đây chỉ thấy gia đình đưa vào viện. Thường thì khi phát hiện có dấu hiệu uống phải ma túy đá bên công an sẽ đưa vào chỗ trung tâm chống độc luôn để xử lý. Cho nên, ở đây trong quy trình xử lý bên phía đơn vị cũng như bệnh viện cần có điều tra để xem lại", ông Cường đặt ra nhiều băn khoăn.
Phải điều tra lại quy trình tại thời điểm bệnh nhân nhập viện
Cũng đưa ra quan điểm về sự việc trên, bác sĩ Lê Như Tâm - Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực 333: "Thực tế bất cứ trường hợp nào được cấp cứu vào bệnh viện thì đều phải xem trực tiếp bệnh nhân biểu hiện ra sao, hỏi người nhà gia đình tiền sử bệnh tật, thì sẽ có kết luận.
Và với các trường hợp uống nhầm thuốc như vậy thì vào viện phải xét nghiệm rồi giải độc cho bệnh nhân.
Tôi chỉ thắc mắc trong trường hợp này, khi bản thân bệnh nhân trên thấy có hiện tượng lạ, còn dặn đồng nghiệp còng tay lại, tức phát hiện mình uống nhầm ma túy đá, thì thông tin này phải được báo cho bác sĩ cấp cứu ngay tại thời điểm đó.
Như vậy, tức người nhà và các đồng đội đi theo không hề báo cáo về việc uống nhầm ma túy đá, đưa sang Bệnh viện tâm thần, thay vì là bệnh nhân được giải độc.
Còn về phía bệnh viện đáng lẽ theo nghiệp vụ là phải khám sau đó xét nghiệm máu, khi xác định ra bệnh thuộc khoa nào thì đưa về khoa đó, với bệnh viện đa khoa là như vậy. Còn chưa xem xét kỹ mà chuyển ngay bệnh nhân sang bệnh viện tâm thần là không đúng".
Cũng theo ông Tâm, với các trường hợp bị ngộ độc do chất nào đó cần phát hiện được sớm và giải độc kịp thời thì mới cứu được.
Yêu cầu làm rõ vụ uống nhầm ma túy, thiếu úy cảnh sát tử vong
Thiếu úy cảnh sát ở Vĩnh Long ngộ độc ma túy khi làm nhiệm vụ nhưng bác sĩ trực bệnh viện từ chối cấp cứu, ... |
Bộ Y tế đề nghị báo cáo thông tin thiếu uý uống nhầm ma tuý tử vong
Ngày 15-8, Cục Quản lý Khám chữ bệnh - Bộ Y tế đã có công văn đề nghị giám đốc Sở Y tế tỉnh Vĩnh ... |