Không thể áp đặt cách phạt, xử lý học sinh một cách cứng nhắc. Điều này không những không giúp học trò tiến bộ mà còn phản tác dụng.
Trường TH Bình Chánh - nơi xảy ra vụ việc giáo viên quỳ xin lỗi phụ huynh
Giáo viên và học trò cần có tiếng nói chung
Sự việc cô giáo phạt học sinh quỳ bị phụ huynh phản ứng vẫn chưa lắng xuống. Từ sự việc trên, việc giáo dục học sinh của giáo viên với các hình thức “lối mòn” như viết kiểm điểm, đứng góc lớp… đã quá cũ và không thích hợp.
Theo PGS.TS Phạm Hương Trà, Phó trưởng khoa Xã hội học – Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Đối với học trò, nhất là trò nhỏ, các con đang trong quá trình hoàn thiện bản thân, cần học hỏi, tìm hiểu mọi thứ. Nhiều khi học trò nhỏ chỉ bắt chước người lớn nên hành vi hoàn toàn chưa nhận thức được.
Với đối tượng học trò còn nhỏ, cần có phương pháp sư phạm giúp các em có nhận thức để đi theo đúng chuẩn mực xã hội. Trước đây, giáo viên nói 1 là 1, học trò phải nghe theo không dám cãi lại. Nhưng nay, xã hội đã thay đổi, học trò có quyền đưa ra những ý kiến nhận xét, quan điểm, chính kiến của mình. Còn giáo viên sẽ là người giúp học sinh đi theo đúng chuẩn mực.
PGS.TS Hương Trà cũng thừa nhận, đối với giáo viên ở những bậc thấp, đặc biệt là cấp 1, thật khó tìm ra cách tốt nhất để răn dạy học trò. Giáo viên cần linh hoạt với từng trường hợp học sinh vì mỗi em có một tính cách khác nhau. Đơn cử, học sinh cấp 1 hạn chế tối đa việc đánh đập, cần có phương pháp khác như trò chuyện, trao đổi với phụ huynh. Giáo viên không phê bình nghiêm khắc quá trước mặt bạn bè mà nên tìm cách nhẹ nhàng nhưng có tính răn đe để con ý thức tốt nhất.
PGS.TS Hương Trà cũng đưa ra 1 cách, tại sao giáo viên không thảo luận cùng học trò hình thức xử lý vi phạm từ trước? Nếu các trò đồng thuận thì cứ theo đó mà áp dụng. Hình thức này đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng và có hiệu quả bởi nó tạo được tính công bằng, bình đẳng.
Phạt thế nào cho đúng?
Chị Phạm Hồng Minh, Ban phụ huynh khối lớp 2 – Trường Tiểu học Dịch Vọng B, quận Cầu Giấy, Hà Nội cho rằng: Hình phạt với học sinh là cần thiết nhưng nên căn cứ vào tình huống cụ thể. Tại sao ở nhà bố mẹ đôi lúc cũng đánh con? Tại sao vẫn xảy ra những câu chuyện đáng tiếc giữa giáo viên và học trò?
“Tôi không cổ vũ hành động trừng phạt học trò của giáo viên nhưng cũng không nên làm quá nên mọi chuyện. Nếu không có các biện pháp nghiêm khắc thì cứ nhẹ nhàng, khuyên bảo có ổn định được lớp không?”, chị Hồng Minh chia sẻ.
Đồng tình với quan điểm của PGS.TS Phạm Hương Trà, chị Hồng Minh cho rằng: Giáo viên cũng phải có các biện pháp dạy bảo học trò nhưng cần linh hoạt. Nên chăng cần nâng cao chất lượng đầu vào (về nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp) của giáo viên thật tốt? Hiện tượng như cô giáo vừa qua chỉ là cá biệt.
Cục trưởng Cục Trẻ em: "Tuyệt đối không được hạ nhục học sinh"
Theo Cục trưởng Đặng Hoa Nam, câu chuyện của cô giáo Nhung đang có sự không rạch ròi, minh bạch giữa việc cô là "thủ ... |
Học đường bây giờ sao nhiều chuyện đắng chát thế này!
Chuyện gì đang xảy ra với ngành giáo dục vậy? Vụ cô giáo N ở Long An bị phụ huynh bắt quỳ gối để “trả ... |