Trưa nay, 22.3, đại diện UNESCO thế giới vừa có cuộc gặp gỡ và trả lời báo chí về công trình trái phép tại di sản Tràng An.
Trả lời báo chí, ông Michael Croft, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam khẳng định, sẽ không “tuýt còi” hay liệt Tràng An vào danh sách “báo động” của di sản thiên nhiên thế giới.
“UNESCO không bao giờ ngăn chặn được hết các nguy cơ xảy ra với di sản thiên nhiên, mà điều quan trọng là phản ứng như thế nào sau khi xảy ra sai phạm. Với vấn đề của Tràng An, UNESCO hài lòng với phản ứng tức thời của cơ quan quản lý Việt Nam”, ông Michael Croft chia sẻ .
Đại diện UNESCO cũng cho rằng, những trường hợp xảy ra sai phạm không chỉ xảy ra ở Tràng An mà diễn ra khắp nơi trên thế giới. Đây là mâu thuẫn phát sinh giữa quá trình phát triển và công tác bảo tồn di sản.
Theo ông Michael Croft, có một vấn đề đang tồn tại và làm khó công tác bảo tồn, đó là việc Ban quản lý ở các khu di sản hiện nay đang bị hạn chế về quyền hạn. “Trước các sai phạm, Ban quản lý chỉ có thể kiến nghị, yêu cầu các cấp chính quyền xử lý chứ họ không thể ngay lập tức đưa ra các quyết định. Trong khi, họ có thể là những người đầu tiên phát hiện ra các vi phạm này.
“Một trong những giải pháp cần chú trọng để phòng ngừa các sai phạm trong vấn đề bảo tồn di sản chính là việc đối thoại với các doanh nghiệp. Quan điểm của UNESCO là không nhìn doanh nghiệp như bên đối địch trong vấn đề bảo tồn. Thực tế, doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong công tác bảo tồn và phát triển di sản.
Đối thoại với doanh nghiệp tư nhân là cách để các cơ quan quản lý phổ biến các nội dung, quy định trong vấn đề bảo tồn di sản; làm cho họ hiểu rõ vùng nào là vùng đệm, vùng lõi và các giới hạn để khai thác du lịch ở đó. Việt Nam có nền kinh tế với mức thu nhập trung bình thì vai trò của khối doanh nghiệp càng đóng vai trò quan trọng”, đại diện UNESCO thế giới cho biết.
Ông Michael Croft cũng chia sẻ về 2 trường hợp di sản từng bị UNESCO loại ra khỏi danh sách di sản thiên nhiên thế giới. Một là rừng Orman ở vùng Trung Đông, hai là thung lũng Elbe của nước Đức.
Theo ông, đây là những trường hợp ngoại lệ và vi phạm nghiêm trọng các cam kết với UNESCO trong vấn đề bảo tồn di sản thiên nhiên.
Riêng với công trình cầu xuyên vùng lõi trái phép tại di sản Tràng An, ông Michael Croft bày tỏ sự đáng tiếc. Tuy nhiên, với việc vào cuộc kịp thời của Bộ VHTTDL, chính quyền địa phương, Ủy ban UNESCO Việt Nam, cùng với báo cáo của chính quyền về việc sẽ phá bỏ triệt để công trình sai phạm, di sản Tràng An sẽ không bị lọt vào danh sách đen của UNESCO thế giới.
Tháo dỡ công trình xâm hại lõi Tràng An: Ai thêm tội?
Việc phá đi thì dễ nhưng chuyển lượng bê tông cốt thép bị tháo dỡ xuống chân núi là cả một quá trình khó khăn. |
Sai phạm tại Tràng An sẽ bị UNESCO chất vấn
Bà Phạm Thị Thanh Hường, đại diện UNESCO tại Việt Nam khẳng định, công trình trái phép tại di sản Tràng An sẽ bị đưa ... |
Tháo dỡ công trình xâm hại lõi Tràng An: Làm hỏng thêm
Dù có tháo dỡ công trình sai phạm trên núi Cái Hạ - Tràng An thì cũng không lấy lại được nguyên trạng di tích, ... |