Đó là vấn đề mà người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đặt ra, tại Hội nghị về “Định hướng, giải pháp phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu” diễn ra tại TPHCM ngày 8.8, với sự tham dự của đại diện 400 doanh nghiệp (DN) ngành gỗ trên cả nước.
Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu sang Mỹ và EU, tại một doanh nghiệp ở tỉnh Bình Dương. Ảnh: C.H |
Đó là vấn đề mà người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đặt ra, tại Hội nghị về “Định hướng, giải pháp phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu” diễn ra tại TPHCM ngày 8.8, với sự tham dự của đại diện 400 doanh nghiệp (DN) ngành gỗ trên cả nước.
Thứ 5 thế giới, nhưng thiếu một thương hiệu quốc gia
Không phủ nhận trong 10 năm qua, ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đã có những bước phát triển… “đại nhảy vọt”. Từ kim ngạch xuất khẩu (XK) chỉ 2,3 tỉ USD năm 2007, thì năm 2017 đã lên hơn 8 tỉ USD, tăng gấp 2,7 lần. Ngành chế biến gỗ và lâm sản XK đã trở thành ngành hàng XK chủ lực trong nhóm ngành hàng nông-lâm-thuỷ sản, đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế của đất nước. Việt Nam đã trở thành nước đứng thứ 5 trên thế giới, thứ 2 Châu Á và lớn nhất Đông Nam Á về XK gỗ. Tuy nhiên, vẫn còn hàng loạt tồn tại cần phải giải quyết đối với ngành công nghiệp này. Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường: “Chất lượng gỗ nguyên liệu khai thác từ rừng trồng trong nước còn thấp, rừng khai thác còn non, gỗ có đường kính nhỏ… Khối lượng gỗ khai thác từ rừng trồng lớn, nhưng dùng cho sản xuất đồ gỗ nội, ngoại thất còn hạn chế. Trái lại, đa phần là dăm mảnh XK, do đó giảm giá trị gia tăng…”. Đặc biệt, điều quan trọng là Việt Nam vẫn chưa xây dựng cho mình một thương hiệu quốc gia về sản xuất và XK đồ gỗ. Ông Nguyễn Quốc Khanh - Chủ tịch HĐQT Cty CP xây dựng kiến trúc AA (Long An) - cho biết: “Ít ai biết nội thất trang bị cho Hãng hàng không Emirates được làm bởi Việt Nam. Đến Park Hyat st Kitts and Nevis, khách sạn 5 sao bậc nhất thuộc vùng Caribbean, với những tiện nghi tuyệt hảo được thực hiện bởi 70 công nhân Việt Nam được đưa sang đây; doanh thu hơn 16 triệu USD, bằng doanh số 1 năm của 1 DN có 700 người… Và nhiều công trình khác tại các nước Mỹ, Nhật, Dubai, Singapore, Myanmar… đều do DN Việt Nam thực hiện. Điều đó cho thấy ngành công nghiệp gỗ của Việt Nam hoàn toàn có khả năng khai thác giá trị cao nhất, nhưng vẫn rất ít người biết được điều đó. Tại sao, vì Việt Nam thiếu một thương hiệu quốc gia cho ngành công nghiệp gỗ”.
Dư địa lớn, tại sao không thành trung tâm sản xuất của thế giới?
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ghi nhận vai trò của ngành chế biến lâm sản, trong việc đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội nói chung. Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần nhắc rằng “Dư địa của ngành công nghiệp chế biến và XK lâm sản là vô cùng lớn. Từ nay đến năm 2025, Việt Nam phải là một trong các trung tâm sản xuất đồ gỗ có chất lượng của thế giới từ nguồn gỗ hợp pháp, đáp ứng nhu cầu trong nước và XK. Ngành chế biến gỗ trong thời gian tới cần định hướng phát triển bền vững dựa trên sự hội nhập sâu rộng vào thị trường gỗ quốc tế, nguồn nguyên liệu trong nước, công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, nguồn nhân lực được đào tạo có trình độ quản lý phù hợp và tay nghề cao cùng với hệ thống công nghiệp hỗ trợ hiệu quả”. Ông Nguyễn Quốc Khanh nói: “Ngành gỗ VN mới sử dụng 30-40% nội lực, còn rất nhiều nguồn lực chưa được khai thác... Tất cả những gì chưa làm đều có thể là cơ hội cho DN khi phát triển. Sẽ không quá lời rằng, VN rất thiên thời, địa lợi, nhân hoà về ngành gỗ. Rất hiếm quốc gia phát triển được nghề gỗ, vì vậy chúng ta ít có đối thủ cạnh tranh”. Trong khi đó, ông Huỳnh Văn Hạnh - Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM - cho rằng: “Muốn biến VN thành một trung tâm sản phẩm gỗ chất lượng của thế giới, chúng ta phải rốt ráo thực hiện 4 chính sách thiết yếu: Thúc đẩy nguồn nguyên liệu, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ và khuyến khích đầu tư phát triển”.
Ông Nguyễn Chiến Thắng - Chủ tịch HĐQT Cty Scansia Pacific (Đồng Nai) - nhấn mạnh: “Hơn bao giờ, một giải pháp xây dựng nguồn nguyên liệu bền vững và hợp pháp, theo liên kết chuỗi, cho ngành chế biến gỗ VN, phải được triển khai mạnh mẽ. Đây là điều cần thiết đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp trong xuất - nhập khẩu gỗ. Đây cũng là biện pháp nâng cao ý thức về sử dụng đồ gỗ có xuất xứ cho người dân, ý thức bảo vệ môi trường… Đó cũng là điều kiện để VN thành trung tâm sản xuất đồ gỗ hợp pháp uy tín cho thế giới”. C.H |
TPHCM: Thất lạc bản đồ gốc quy hoạch 1/5.000 khu đô thị Thủ Thiêm
Ông Nguyễn Thanh Nhã - Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc TPHCM cho biết, bản đồ gốc quy hoạch 1/5.000 khu đô thị Thủ ... |
Chuyện làm giàu ở xã có nửa dân là tỷ phú
Khi được nhờ chỉ đường vào một nhà có tiếng giàu có trong làng, một người đàn ông lớn tuổi nói: “Cả xóm này thích ... |
Lửa thiêu rụi công ty sản xuất đồ gỗ ở Bình Dương sau tiếng nổ lớn
Sau tiếng nổ lớn, ngọn lửa bùng phát dữ dội bao trùm toàn bộ nhà xưởng sản xuất đồ gỗ ở Bình Dương. |