Trung Quốc, quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới, có thể đối mặt với thâm hụt thương mại trong vòng 5 đến 10 năm tới khi nền kinh tế lớn thứ hai này đang gia tăng nhập khẩu.
Ông Zhang Yansheng, cựu Tổng Thư ký Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc, cho rằng Trung Quốc không còn có thể dựa vào xuất khẩu để mở rộng kinh tế như đã làm trong suốt 30 năm qua. Nguyên nhân là xuất khẩu không còn bền vững và gây căng thẳng quá mức cho mối quan hệ với các nước còn lại trên thế giới, đặc biệt là khi chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng.
Ông Zhang nói với tờ South China Morning Post (Hồng Kông) rằng: "Giai đoạn tiếp theo là một nền kinh tế mở tập trung vào cân bằng thương mại. Tăng cường nhập khẩu là một phần rất quan trọng của Trung Quốc để trở thành một cường quốc lớn trên toàn cầu".
Theo dữ liệu chính thức từ Tân Hoa Xã, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc tăng 14,2%, đạt 27.790 tỉ nhân dân tệ (tương đương 4.280 tỉ USD) hồi năm ngoái, chấm dứt sự sụt giảm liên tục trong 2 năm trước đó. Tổng cục Hải quan (GAC) cho biết kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc tăng 10,8%, đạt 15.330 tỉ nhân dân tệ trong khi kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh 18,7%, lên 12.460 tỉ nhân dân tệ trong năm 2017.
Kho chứa nhôm của Trung Quốc ở TP Vô Tích, tỉnh Giang Tô Ảnh: CORBIS
Nhận định của ông Zhang hoàn toàn có căn cứ giữa lúc Mỹ đang cân nhắc áp đặt một số hạn chế đối với nhập khẩu thép và nhôm từ Trung Quốc. Phát ngôn viên Nhà Trắng Lindsay Walters cho biết Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer đã báo cáo về hoạt động thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đến Tổng thống Donald Trump hôm 13-1 trong lúc chính quyền Washington cân nhắc tiến hành một số bước đi trừng phạt Bắc Kinh trong cuộc điều tra cáo buộc Trung Quốc xâm phạm sở hữu trí tuệ.
Việc ông Donald Trump áp đặt các khoản thuế hoặc hạn ngạch thương mại mới sẽ được đưa ra sau cuộc điều tra theo mục 232 của Bộ Thương mại Mỹ về việc liệu nhập khẩu thép nước ngoài có đe dọa an ninh quốc gia Mỹ hay không. Trong tuần tới, kết quả cuộc điều tra khác về tăng nhập khẩu nhôm sẽ được gửi đến Nhà Trắng. Sản lượng lớn thép và nhôm Trung Quốc thời gian qua đã trở thành mối đe dọa thương mại đối với Mỹ và châu Âu, thúc đẩy các nước xem xét những bước đi mới để bảo vệ ngành công nghiệp trong nước và việc làm khỏi làn sóng sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc.
Trung Quốc lôi kéo các nước
"Con đường tơ lụa mới" của Trung Quốc thậm chí còn đi qua cả những vùng xung đột và quốc gia bị xem là tham ... |
\'Xiconomics\': Ông Tập chi phối định hướng kinh tế Trung Quốc dài hạn
Những nội dung được đề cập trong học thuyết mang tên chủ tịch Trung Quốc sẽ là nguyên tắc định hướng của nền kinh tế ... |
EU: Nền kinh tế Trung Quốc bị \'biến dạng\'
Liên minh châu Âu (EU) ngày 20/12 ban hành các luật lệ mới nhằm siết chặt việc nhập khẩu hàng hoá quá rẻ, và nêu ... |