Trung Quốc-Nga ký hợp tác 5 năm, định thâu tóm Mặt Trăng

Nga và Trung Quốc ký kết hợp tác dài 5 năm, định hình tham vọng thâu tóm Mặt Trăng.

Nhân dân Nhật báo ngày 28/8 thông tin, Trung Quốc và Nga sẽ ký một thỏa thuận lịch sử liên quan tới hoạt động thám hiểm vũ trụ chung trong giai đoạn 2018- 2022.

Điều đáng chú ý, đây là thỏa thuận đầu tiên đề cập tới mối quan hệ đối tác giữa hai nước sẽ kéo dài suốt 5 năm - khoảng thời gian cho phép đạt được các mục tiêu cũng như thực hiện được các kế hoạch đầy tham vọng.

trung quoc nga ky hop tac 5 nam dinh thau tom mat trang
Robot Thỏ Ngọc của Trung Quốc trên mặt trăng năm 2013. Ảnh: Xinhua

Thỏa thuận này dự kiến được ký kết vào tháng 10 tới và sẽ đem lại nhiều lợi ích to lớn cho cả hai nước, đặc biệt trong các sứ mệnh tàu vũ trụ có người lái tới Mặt Trăng trong tương lai.

Nội dung của thỏa thuận bao gồm 5 lĩnh vực, trong đó có hoạt động thám hiểm Mặt Trăng và vùng cách xa quỹ đạo của Mặt Trăng, khai thác các vật liệu đặc biệt, điều phối trong lĩnh vực hệ thống vệ tinh, viễn thám Trái Đất và nghiên cứu rác vũ trụ.

Giới chuyên môn đánh giá khi thỏa thuận trên được ký kết, ý tưởng một lần nữa tàu vũ trụ có người lái quay trở lại Mặt Trăng được nung nấu trong một thời gian khá dài nhiều khả năng sẽ trở thành hiện thực.

Trung Quốc đã nhiều lần bày tỏ tham vọng thâu tóm Mặt Trăng và cạnh tranh vũ trụ với Nga và Mỹ.

Trước đó vào năm 2003, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ 3 đưa người vào vũ trụ thành công sau Liên Xô và Mỹ.

Năm 2015, một quan chức chính phủ Trung Quốc cho biết Trung Quốc muốn đưa người lên mặt trăng trước năm 2036. Đây là phát biểu chính thống đầu tiên của Bắc Kinh về sứ mệnh đưa phi hành gia lên thám hiểm Mặt trăng.

Bản thân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cũng khẳng định rằng việc thúc đẩy chương trình không gian là ưu tiên của nước này, với mục tiêu đưa Trung Quốc thành một cường quốc vũ trụ.

Vào cuối năm 2013, Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ không người lái Hằng Nga-3 lên mặt trăng cùng robot tự hành Thỏ Ngọc.

Thậm chí, mới tháng 6/2017, Bắc Kinh còn tuyên bố rõ về khả năng chuẩn bị đưa người lên Mặt Trăng.

Yang Liwei - Giám đốc Cơ quan hàng không vũ trụ có người lái của Trung Quốc, đồng thời là người Trung Quốc đầu tiên đặt chân vào vũ trụ, cho biết sẽ không mất nhiều thời gian để kế hoạch này được thông qua và rót vốn.

Chủ tịch Tập đoàn khoa học và công nghệ hàng không Trung Quốc (CASC) Wu Yansheng cho biết, sứ mệnh này sẽ bao gồm việc đưa một tàu vũ trụ có người lái, một phương tiện đẩy và một tàu thám hiểm Mặt Trăng. Tàu vũ trụ có người lái và tàu thám hiểm Mặt Trăng sẽ được phóng lần lượt vào quỹ đạo quanh Mặt Trăng.

Trung Quốc trước đó đã tìm nhiều con đường hợp tác để hiện thực hóa mục tiêu của mình ngoài Nga còn có các hợp tác với Mỹ và các quốc gia châu Âu.

Tổng Thư ký Cơ quan vũ trụ Trung Quốc Tian Yulong thông tin với truyền thông, các đại diện của nước này và cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đang thảo luận về khả năng hợp tác xây dựng một nơi ở cho con người trên Mặt Trăng.

trung quoc nga ky hop tac 5 nam dinh thau tom mat trang
Trung Quốc thiết kế "ngôi làng trên Mặt Trăng" (Moon Village).

ESA gọi đó là "ngôi làng trên Mặt Trăng" (Moon Village). ESA mô tả nó sẽ là một nơi ở dự phòng cho loài người.

Và ngôi làng sẽ là một bước nối tiếp Trạm Không gian Quốc tế (ISS) mà dự kiến sẽ ngừng hoạt động vào năm 2024.

Làng Mặt Trăng sẽ giống như một bệ phóng quốc tế tiềm năng cho các nhiệm vụ trong tương lai tới sao Hỏa. Nó đóng vai trò như một điểm dừng chân cho việc thám hiểm vũ trụ.

Dự án Không gian thế hệ 4.0 thu hút được sự hợp tác của nhiều nước trên thế giới, ngoài 22 quốc gia thành viên của ESA còn có nhiều nước bên ngoài EU cùng hỗ trợ.

Năm 2018 là năm được Trung Quốc xây dựng kế hoạch thăm dò vùng tối của Mặt Trăng, tham vọng độc quyền tài nguyên Mặt Trăng.

Bụi Mặt Trăng do những nhà do thám đầu tiên mang về chứa rất nhiều titanium, platinium và các khoáng chất quý giá.

Mặt Trăng còn chứa helium 3, một chất do gió mặt trời mang tới. Chúng có thể tạo nên cuộc cách mạng trong sản xuất năng lượng trong tương lai.

Helium 3 là đồng vị phi phóng xạ rất hiếm trên Trái Đất, vì bầu khí quyển và từ trường địa cầu ngăn cản chất này từ Mặt Trời đến bề mặt Trái Đất. Trung Quốc đang muốn tìm cách khai thác đồng vị helium 3 trên Mặt Trăng.

Các nhà khoa học Trung Quốc nhận định, nguyên liệu quý giá Helium 3 trên Mặt Trăng với trữ lượng khổng lồ có thể giải quyết nhu cầu năng lượng của con người trong ít nhất 10.000 năm.

trung quoc nga ky hop tac 5 nam dinh thau tom mat trang Bất hòa nảy sinh từ tham vọng độc chiếm

Các vấn đề chính xoay quanh chuyện Biển Đông, cả Trung Quốc và Mỹ đang đưa ra những cam kết gay gắt khiến cả hai ...

trung quoc nga ky hop tac 5 nam dinh thau tom mat trang Nga chặn tham vọng đại dương của Trung Quốc

Giới phân tích thậm chí còn chỉ ra sự hợp tác “tình cờ” giữa Nga và Mỹ làm suy yếu vị thế của Trung Quốc ...

(http://baodatviet.vn/khoa-hoc/khoa-hoc/trung-quoc-nga-ky-hop-tac-5-nam-dinh-thau-tom-mat-trang-3341995/)

Theo Đất Việt