Trộn lõi pin để làm hồ tiêu

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định như vậy về vụ bắt giữ 21,5 tấn tạp chất trộn lõi pin ở Đắk Nông mà dư luận nghi ngờ là để làm "cà phê pin"

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Vũ Văn Tám vừa ký văn bản báo cáo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kết quả xác minh vụ việc nhuộm phế phẩm cà phê, sỏi đá bằng bột pin xảy ra tại tỉnh Đắk Nông.

7 tấn tiêu xô + tạp chất = 9 tấn hồ tiêu

Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, ngày 15-4, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) tỉnh Đắk Nông phối hợp với Sở NN-PTNT tỉnh này kiểm tra đột xuất cơ sở thu mua nông sản do bà Nguyễn Thị Loan (thôn 3, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông) làm chủ. Kết quả kiểm tra phát hiện trong kho xưởng của bà Loan có nhiều bao đựng hỗn hợp vỏ cà phê, sỏi đá nhỏ, bột lõi pin đã được sấy khô với tổng khối lượng gần 21,3 tấn. Ngoài ra, còn có khoảng 4 tấn đá sỏi, 300 kg vỏ cà phê, 40 lít dung dịch màu đen, 1 cối trộn bê-tông, 192 kg lõi pin và 35 kg vỏ pin được đập dập.

Bà Loan khai nhận đã bán 3 tấn hỗn hợp cho Công ty TNHH Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Thảo Dung (thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước). Công ty này dùng khoảng 1,5 tấn hỗn hợp trộn với 7,5 tấn hạt tiêu xô khô để được 9 tấn tiêu (chưa phân tách thành các loại tiêu trắc, tiêu lửng, tiêu lép). Số tiêu này sau đó được bán lại cho cơ sở thu gom khác để sơ chế, chế biến và phân loại.

Theo Bộ NN-PTNT, số tiêu trên chưa bán trực tiếp cho người tiêu dùng cũng như để xuất khẩu trực tiếp. Khoảng 1,5 tấn hỗn hợp còn lại, khi có tin cơ quan công an phát hiện cơ sở bà Loan vi phạm ở Đắk Nông, bà Dung đã trộn với vôi, kali và phân heo rồi giấu trong lô cây cao su hòng tẩu tán. Công an đã kịp thời thu giữ số tang vật này để phục vụ điều tra.

Dẫn báo cáo của Sở NN-PTNT Đắk Nông, Bộ NN-PTNT khẳng định ở địa phương từng phát hiện trường hợp cà phê kém chất lượng (hàm lượng caffein thấp), nhưng chưa từng phát hiện sự việc tương tự trên địa bàn tỉnh.

tron loi pin de lam ho tieu

Công an tỉnh Đắk Nông mô tả lại quá trình nhuộm tạp chất với than pin vào hồ tiêu Ảnh: CAO NGUYÊN

Không có mập mờ trong điều tra

Đến nay, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông đã khởi tố bị can, tạm giam 5 người về hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, gồm: Nguyễn Thị Thanh Loan (SN 1975), Nguyễn Xuân Bảo (SN 1985, chồng bà Loan), Phan Thị Dung (SN 1962, Giám đốc Công ty Thảo Dung), Trần Ngưỡng (SN 1976; ngụ xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song) và Lê Thị Hồng Thơ (SN 1979; ngụ xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông).

Liên quan đến vụ việc, ngày 31-5, thượng tá Phạm Thanh Bình, Trưởng Phòng Tham mưu Công an tỉnh Đắk Nông, đã có phản hồi về thông tin cho rằng có sự mập mờ, dàn dựng trong việc bắt vụ trộn tạp chất nhuộm pin vào hồ tiêu.

Theo thượng tá Bình, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông có đủ căn cứ khẳng định không có vấn đề gì bất thường trong vụ án. Quá trình kiểm tra, phát hiện, thu giữ vật chứng, việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 5 bị can được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục, quy định của pháp luật.

Trong quá trình điều tra vụ án, cơ quan điều tra đã làm rõ hành vi, động cơ, mục đích phạm tội của các đối tượng là để có tỉ lệ phần trăm tạp chất và tăng trọng lượng của hạt hồ tiêu với mục đích kiếm lời. Chính bà Phan Thị Dung đã thông qua Lê Thị Hồng Thơ, Trần Ngưỡng đặt hàng và mua hỗn hợp để trộn vào hồ tiêu hạt. Khi biết vợ chồng bà Loan tạo ra được hỗn hợp than pin, vỏ cà phê, đá sỏi với giá rẻ (từ 12.000 đến 25.000 đồng/kg) nên Thơ, Ngưỡng đã mua hỗn hợp nêu trên để bán lại cho Dung. Sau khi mua hỗn hợp trên, Dung đã thuê công nhân trộn trực tiếp vào tiêu khô với tỉ lệ 18,34%, tổng khối lượng tiêu đã được trộn với hỗn hợp là 9 tấn, đã được đóng trong 360 bao chờ xuất bán.

Cũng theo thượng tá Bình, giám định của Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) kết luận đối với tấn tiêu xô đã trộn tạp chất thu giữ tại kho của Công ty Thảo Dung có 81,66% thành phần là tiêu, ngoài ra còn có các tạp chất gồm vỏ vụn cà phê, vụn đá, bột pin có chứa các thành phần mangan điôxít, kẽm clorua chiếm tỉ lệ 18,34% (đây là các chất không có tên trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm). Hành vi trộn các chất này vào thực phẩm (tiêu) là hành vi bị cấm theo Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BYT ngày 15-6-2015 của Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm.

Trước những thông tin còn nhiều hoài nghi của dư luận về việc các hỗn hợp trộn với lõi pin có thực sự để làm hồ tiêu như báo cáo hay để làm… cà phê pin, Bộ NN-PTNT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an sớm kết luận điều tra, xử lý vụ việc và công bố rộng rãi.
tron loi pin de lam ho tieu Bộ NN-PTNT công bố xác minh cà phê, hồ tiêu bị nhuộm lõi pin

Bộ NN-PTNT kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an sớm kết luận điều tra, xử lý vụ việc và công bố công khai ...

tron loi pin de lam ho tieu Người dân giải thích lý do thu gom rễ hồ tiêu bán cho thương lái

Sau khi hàng loạt phương tiện truyền thông đăng tin về việc thương lái thu mua rễ tiêu ở Đồng Nai, ngày 16.5, Cục Trồng ...

tron loi pin de lam ho tieu Hay là chính chúng ta đang tự giết mình?

Càphê và hồ tiêu là hai trong số mặt hàng top nông sản tỉ USD, nếu chúng ta “share không thương tiếc, bình không nghĩ ...

VĂN DUẨN - CAO NGUYÊN

/ https://nld.com.vn