Người dân giải thích lý do thu gom rễ hồ tiêu bán cho thương lái

Sau khi hàng loạt phương tiện truyền thông đăng tin về việc thương lái thu mua rễ tiêu ở Đồng Nai, ngày 16.5, Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) đã kiểm tra tình hình cụ thể tại xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai, là địa phương có 14 hộ trồng tiêu thu gom rễ tiêu bán cho thương lái.

nguoi dan giai thich ly do thu gom re ho tieu ban cho thuong lai

Chia sẻ

TS Lê Thanh Tùng - đại diện Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) kiểm tra thực tế tại các vườn hồ tiêu. Số rễ hồ tiêu này được thu gom từ các vườn hồ tiêu già cỗi, năng suất thấp. Ảnh: TT

Sau khi kiểm tra, cũng trong ngày 16.5, Cục Trồng trọt đã có công văn gửi Sở NNPTNT các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên khuyến nghị về vấn đề này.

Theo TS Lê Thanh Tùng – phụ trách khu vực Phía Nam (Cục Trồng trọt – Bộ NNPTNT), Cục Trồng trọt cùng Chi cục Trồng trọt và BVTV Đồng Nai đã tới kiểm tra tại vườn tiêu của một số nông dân có bán rễ tiêu tại xã Xuân Thọ trong thời gian qua. Kết quả kiểm tra tại vườn cho thấy, đây là những vườn tiêu già cỗi, năng suất thấp, nếu tiếp tục duy trì, nông dân sẽ bị thua lỗ khoảng 30.000 đồng/ha/vụ.

Tại vườn tiêu của ông Trần Quang Hải (ấp Thọ Lộc), thực tế cho thấy đây là vườn tiêu già cỗi đã trên 20 năm tuổi, năng suất rất thấp và dễ bị nhiễm sâu bệnh. Trong vụ tiêu vừa rồi, gia đình ông chỉ thu được 0,6 tấn hạt tiêu/ha

Tại các vườn tiêu lân cận, cũng trong tình trạng tương tự, vườn tiêu đều già cỗi, năng suất thấp, chất lượng không cao nên giá thành rất hạ. Tính ra, giá trị tiêu bán ra không đủ bù đắp chi phí nhân công, phân bón…

Giải thích về việc tại sao thu gom rễ hồ tiêu để bán, phải chăng bán rễ hồ tiêu được giá hơn bán hạt tiêu, các hộ ở đây đều khẳng định: Họ chỉ thu nhặt những “rễ nổi” để bán, hoàn toàn không có tình trạng chặt bỏ tiêu để lấy rễ lên bán.

“Rễ hồ tiêu rất sâu, nếu muốn lấy rễ phải thuê máy múc chứ không thể đào bằng tay. Do đó, nếu đào rễ tiêu để bán với giá 20.000 đồng/kg rễ tươi thì chỉ có lỗ. Chúng tôi chỉ tận dụng những rễ nổi để gom bán cho thương lái nhằm bù đắp một phần chi phí để cải tạo lại vườn tiêu” – ông Trần Quang Hải giải thích.

Cho đến thời điểm này, tình trạng thu gom rễ hồ tiêu để bán cho thương lái đã dừng lại.

Được biết, theo khuyến nghị của Bộ NNPTNT và Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, các hộ nông dân trồng tiêu cả nước đang từng bước cải tạo lại những vườn hồ tiêu già cỗi, cho thu hoạch thấp để trồng mới giống cây khỏe mạnh, cho năng suất cao hơn.

Nhiều hộ trồng tiêu vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên đã tiến hành chuyển đổi các vườn trồng hồ tiêu già cỗi, nhiễm sâu bệnh, năng suất và hiệu quả kinh tế thấp, sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn hoặc trồng mới lại cây hồ tiêu. Trong quá trình thực hiện chuyển đổi, nông dân đã tiến hành thiêu hủy vườn tiêu, vệ sinh đồng ruộng để trồng cây mới.

nguoi dan giai thich ly do thu gom re ho tieu ban cho thuong lai Nông dân lại \'ngồi trên đống lửa\' chờ giải cứu hàng trăm tấn bí xanh

Hàng trăm tấn bí xanh ở Kim Bôi, Hòa Bình đã đến vụ thu hoạch mà vẫn chưa thấy các thương lái đến thu mua.

nguoi dan giai thich ly do thu gom re ho tieu ban cho thuong lai Vì sao dưa hấu giá 1.000 đồng/kg vẫn ế?

Câu chuyện được mùa - mất giá tiếp tục xảy ra tại tỉnh Quảng Nam khi giá dưa hấu rơi xuống còn 1.000 đồng/kg khiến ...

nguoi dan giai thich ly do thu gom re ho tieu ban cho thuong lai Quảng Nam kêu gọi công viên chức "giải cứu" 1.300 tấn dưa hấu

Trước tình hình hàng ngàn tấn dưa hấu bị ứ đọng không có người mua hoặc mua với giá thấp, Sở Nông nghiệp và Phát ...

/ https://laodong.vn