Đề cán bộ trẻ có cơ hội làm việc, Đà Nẵng dự thảo chính sách khuyến khích cán bộ sắp đến tuổi nghỉ hưu, nghỉ hưu sớm bằng số tiến lên đến 200 triệu đồng
Không chỉ riêng Đà Nẵng, một số địa phương khác cũng tỏ ra khá sốt sắng với cách làm này và về chủ trương, lãnh đạo Bộ LĐTB& XH cũng tỏ ý ủng hộ.
Tuy nhiên, quyết sách này không khỏi khiến dư luận có chút lăn tăn.
Theo nội dung của đề xuất này, chỉ đề cập đến những cán bộ có tuổi đời từ 50 trở lên với nữ, 55 đối với nam. Bên cạnh đó không hề đề cập đến năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ.
Chi tiền cho cán bộ nghỉ hưu có phải là giải pháp để thu hút nhân tài
Trong lúc BHXH đang đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu, nhưng Đà Nẵng lại muốn có chính sách khuyến khích nghỉ hưu sớm. Nếu trong số các cán bộ đó là những người có năng lực, thì chính sách này có gây “chảy máu chất xám”?
Ngược lại nếu đó là những cán bộ không có năng lực thuộc diện “sáng cắp ô đi tối cắp về” thì tại sao lại phải “treo giải” để họ nghỉ hưu mà không phải là việc sàng lọc, tinh giản biên chế?
Với những quy định hiện nay trong việc đánh giá cán bộ công chức, việc phân hóa những người làm tốt công việc và phần còn lại là vô cùng khó khăn. Kết quả các cuộc tổng kết đánh giá cuối năm, hầu hết các cán bộ công chức đều hoàn thành nhiệm vụ. Nghĩa là xét về năng lực, tất cả đều ổn, tất cả đều đảm đương được vị trí đang đảm trách. Khuyến khích ai nghỉ, động viên ai ở lại xem ra khá khó vì không biết căn cứ vào đâu?
Cũng theo nội dung dự thảo chính sách, mục tiêu chính sách hướng đến là để tuyển dụng cán bộ trẻ. Tuy nhiên điều này cũng gây ra rất nhiều băn khoăn. Cho đến thời điểm hiện tại cũng không có căn cứ để khẳng định cán bộ trẻ là cán bộ giỏi và ngược lại. Nếu với cách làm hiện tại, người ta buộc phải nghĩ rằng hóa ra “chiếc áo” hành chính của Đà Nẵng quả là chật chội và những cán bộ dù chưa đến tuổi nghỉ hưu những vần phải nhường chỗ cho lớp trẻ với khát khao sớm trở thành cán bộ mới?
Theo dự thảo với mức tiền dao động từ 120 triệu đến 200 triệu đồng, nếu quyết sách này được nhiều người hưởng ứng, số tiền phải bỏ ra là không nhỏ.
Cán bộ cũng không phải tự nhiên họ trở thành cán bộ mà chắc chắn họ đã trải qua những “quy trình” khắt khe và do cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, bầu ra. Suốt thời gian tại vị, họ hưởng lương từ ngân sách. Nay khuyến khích họ về hưu sớm, chính xác là khuyến khích họ đừng làm việc nữa, nhường lại vị trí cho người khác và nếu họ đồng ý thì....được thưởng một khoản tiền từ ngân sách. Nghe ra có cái gì đó khá là không ổn, lăn tăn là vì thế.
Đã có một số ý kiến giải thích chính sách này nhằm đẩy mạng tinh giản biên chế. Tuy nhiên, tinh giản biên chế hoàn toàn khác với việc khuyến khích nghỉ hưu sớm. Khoản 2 Điều 3 Nghị định 108/2014/NĐ-CP định nghĩa: tinh giản biên chế được hiểu là việc đánh giá, phân loại, đưa ra khỏi biên chế những người dôi dư, không đáp ứng yêu cầu công việc, không thể tiếp tục bố trí sắp xếp công tác khác và giải quyết chế độ, chính sách đối với những người thuộc diện tinh giản biên chế.
Và cuối cùng, câu hỏi quan trọng nhất: căn cứ nào để khẳng định những “cán bộ trẻ” sắp được đưa vào để thay thế sẽ là những người có năng lực chuyên môn tốt hơn, làm việc hiệu quả hơn?
Còn nhớ cách đây không lâu, Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của TP đáng sống nhất Việt Nam cũng đã gây sự chú ý cho dư luận khi có một tỷ lệ không nhỏ những nhân tài được tuyển chọn và đào tạo bài bản ở các cơ sở giáo dục có uy tín trên thế giới, nhưng họ không thể thích nghi được trong môi trường hành chính khi trở về làm việc cho TP.
Kết quả tất yếu đã có một số người người chấp nhận bồi thường phí đào tạo để nghỉ việc và tìm việc trong các thành phần kinh tế khác không phải là nhà nước. Nếu đào tạo nhân tài mà nhân tài không thích ứng được với môi trường làm việc như dự kiến thì những nhân tài trẻ tuổi nằm ngoài đề án trên lại thích ứng tốt hay sao? Có cái gì đó chưa ổn thỏa lắm nên lăn tăn là hợp lẽ.
\'Cơ quan có 40% nhân sự yếu kém nhưng rất khó cho nghỉ việc\'
Lãnh đạo đài truyền hình Hà Nội cho hay, đơn vị có hơn 700 người nhưng chỉ khoảng 60% cán bộ, nhân viên đủ năng ... |
Chuộc ghế
Ở xã Thanh Hương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, năm 2012 từng nổi lên một vụ việc nóng. Người dân gửi đơn thư khắp ... |
Đà Nẵng chi tiền để cán bộ nghỉ việc: Sợ điều gì?
Nếu muốn dự thảo được thực hiện một cách có hiệu quả tránh sai mục đích Đà Nẵng nên công khai mọi khâu thực hiện. |