Nếu muốn dự thảo được thực hiện một cách có hiệu quả tránh sai mục đích Đà Nẵng nên công khai mọi khâu thực hiện.
Sợ nhất là tâm lý phe phái, tận dụng cơ hội
Sở Nội vụ Đà Nẵng đã có dự thảo nghị quyết về chính sách hỗ trợ, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý tự nguyện nghỉ công tác để bố trí cán bộ trẻ.
Ngoài hưởng chế độ trợ cấp theo quy định hiện hành, khi cán bộ (tuổi đời trên 55 tuổi đối với nam hoặc trên 50 tuổi đối với nữ) tự nguyện nghỉ công tác sẽ được hỗ trợ thêm một khoản kinh phí khác.
Về thông tin trên, chia sẻ với Đất Việt, PGS.TS Ngô Thành Can - phó Trưởng khoa Tổ chức và Quản lý Nhân sự, Học viện Hành chính Quốc gia cho biết: "Chủ trương của Đà Nẵng đang tập trung vào đối tượng cán bộ công chức đặc biệt tập trung vào đội ngũ đã có vị trí trong cơ quan nhưng tuổi đã lớn.
Thực tế, chủ trương này một số nơi cũng đã có đề xuất, những cán bộ lớn tuổi nếu còn nhanh nhạy, đáp ứng công việc chung, thì vẫn tiếp tục công tác, còn nhiều người không thể đáp ứng được thì được khuyến khích nghỉ kèm chế độ hỗ trợ tùy theo chức vụ, vị trí đang đảm nhận.
Những vị trí đó sẽ được nhường cho các cán bộ mạnh dạn, năng động hơn, cần có người khác để thay đổi".
Đà Nẵng chi tiền khuyến khích cán bộ tự nghỉ việc
Về công tác cán bộ, theo ông Can, cần rà soát một cách chặt chẽ, nếu không tạo thành một làn sóng, phong trào đi theo. Ví dụ như nhóm cán bộ không năng lực, không đáp ứng được công việc, lợi dụng để được về hưu sớm, lấy khoản hỗ trợ.
Điểm khó là phải làm sao để các cơ quan trên dưới một lòng, thống nhất.
Cho nên, cần thống nhất ngay các vấn đề chế độ chính sách đảm bảo ngay từ đầu, công khai, minh bạch, tạo tiền lệ tốt.
Đồng thời, nên thường xuyên triển khai, chứ không phải đợt này có, đợt sau không, vì như vậy sẽ nảy sinh dấu hỏi phải chăng đợt này có những người cần phải về sớm hay sao?.
"Tôi nghĩ các đề xuất này nếu làm đúng sẽ có kết quả tốt, còn nếu không thận trọng thì sẽ gây ra nhiều hệ quả khó lường. Cụ thể, như vừa qua ở tỉnh Quảng Nam trường hợp ông Lê Phước Hoài Bảo con trai cựu Bí thư Quảng Nam Lê Phước Thanh cũng được bổ nhiệm sai quy trình, một cán bộ trẻ. Vì vậy, nên làm công khai, minh bạch để mọi người hiểu hơn về chính sách này", ông Can nói thêm.
Theo phó Trưởng khoa Tổ chức và Quản lý Nhân sự, khi xây dựng chính sách các nhà tổ chức nên tính toán cụ thể, về trước 1 năm, 1 tháng sẽ được nhận bao nhiêu tiền hỗ trợ, tùy theo vị trí đang công tác.
Nên lưu ý cần phải sòng phẳng, phải công khai minh bạch, chính bản thân cán bộ, người dân mới cảm thấy an tâm chứ không phải cứ về hưu là được bằng đó.
"Như vậy, là cần phải làm sao cho người về hưu sớm trước tuổi cảm thấy mình nên về, rút lui về sớm tạo điều kiện cho lớp trẻ phát triển, chứ không phải cách loại trừ nhau, một cách bỏ bớt các người cho rằng không có năng lực nhưng không đánh giá.
Trong cách đánh giá cán bộ của chúng ta, người nào năng động, nhanh nhẹn, làm việc hiệu quả phải giữ lại. Ở đây chỉ nên khuyến khích những người họ cảm thấy thời gian đóng góp đã đủ, lý do sức khỏe, bệnh tật. Sợ nhất là tâm lý phe phái, tận dụng để loại trừ, lợi dụng cơ hội để về hưu", ông Can nhấn mạnh.
Công khai minh bạch và vai trò người đứng đầu
Một vấn đề khác, được vị chuyên gia trên lưu ý, đó chính khâu tuyển cán bộ mới sau khi các cán bộ đã về hưu.
Theo ông Can, với khái niệm cán bộ trẻ, quan niệm thế nào là trẻ, về tuổi hay thời gian kinh nghiệm, phải có quy định cụ thể trong đề án.
"Chúng tôi thiên về hai phần: Một là, năng lực và khả năng đóng góp, thể hiện ở năm tháng làm lãnh đạo quản lý, đạt được thành công nhất định, có những ghi nhận thực sự.
Hai là, khuyến khích độ tuổi, ví dụ nếu cấp phòng, cấp huyện thì độ tuổi nào, còn cấp tỉnh thì mức nào...không nên để chung chung. Những người lãnh đạo thường đảm nhận nhiệm kỳ là 5 năm, nên nếu người kế nhiệm 50 tuổi nhưng có khả năng, lịch sử chứng minh anh là người có năng lực, sáng tạo làm được thì vẫn có thể được.
Chứ không phải trẻ nhất định phải 40 tuổi, cần quy định rõ nếu không sau này tương đối phức tạp. Cần thiết phải theo thứ bậc, theo vị trí họ đảm trách, nên giới hạn, có quy định.
Thậm chí, nếu không sẽ tạo thành kẽ hở để tuyển dụng con ông cháu cha, cán bộ ít tuổi nhưng không có kinh nghiệm", vị chuyên gia khẳng định.
Dành những lời khuyên cho Đà Nẵng, TS Ngô Thành Can chỉ rõ: "Đà Nẵng đã đưa ra một chủ trương tương đối rõ nét, nhưng với một địa phương có mấy vấn đề nên rõ ràng:
Đầu tiên, chính sách khi đã đưa ra thì nên công khai, minh bạch để cho những người liên quan, quan tâm có ý kiến.
Sau đó, tránh được các tâm lý không hay trong đội ngũ cán bộ công chức kể cả người được lên chức, người về hưu. Nên tận dụng tham khảo kinh nghiệm, bài học về các quy trình mới của một số đơn vị, địa phương đã tổ chức thi tuyển vào một số vị trí.
Cuối cùng, các chế độ chính sách dành cho cán bộ về hưu cũng công khai, minh bạch để họ thấy rằng, đây cũng là cái nên khuyến khích anh em nên sẵn sàng, vui vẻ nhường lại các vị trí cho người phù hợp hơn.
Đặc biệt, người đứng trong vị trí xét duyệt, kể cả duyệt đồng ý cho người nghỉ hưu, hay người tuyển dụng cán bộ mới cần công khai, có hội đồng có chất lượng, đảm bảo.
Người phụ trách cần có thẩm quyền nhất định, lưu ý vai trò người đứng đầu, tránh trường hợp cán bộ được bầu rõ ràng có năng lực, nhưng ý kiến trái ngược cũng là vấn đề phức tạp".
Đà Nẵng chi tiền để cán bộ nghỉ việc: Điểm khó là...
Chi tiền để cho cán bộ sắp đến tuổi nghỉ hưu nghỉ sớm là một phần, bên cạnh đó, cần tìm cán bộ mới phù ... |
Tinh giản \'công bộc\'
Cùng với các cải cách về thủ tục hành chính, Sở Nội vụ TP.HCM đang tích cực rà soát tại các cơ quan, đơn vị ... |
Khó giữ chân nhân viên trật tự đô thị
Lương thấp, công việc thường đụng chạm, gia cảnh khó khăn nên nhiều người đành bỏ việc |