Tại sao những vụ việc đau lòng liên quan đến bạo hành trẻ mầm non liên tiếp xảy ra? Theo GS - Viện sĩ Phạm Minh Hạc, có hiện tượng “đặt bút ký bừa”, quá dễ dãi trong việc cấp phép cho những nhà trẻ không đủ điều kiện vẫn được hoạt động.
Dư luận phẫn nộ khi chứng kiến cảnh bảo mẫu ở cơ sở mầm non Mầm Xanh đánh đập trẻ.
Xử lý nghiêm người cho mở lớp!
Vụ bạo hành ở cơ sở mầm non Mầm Xanh (quận 12, TPHCM) một lần nữa khiến dư luận rúng động. Điều bất ngờ hơn cả, trước khi câu chuyện bạo hành bị báo chí phanh phui, Phòng GDĐT và UBND phường Hiệp Thành đã tới kiểm tra, phát hiện nhiều sai phạm, trong đó có việc 2 bảo mẫu không có bằng cấp chuyên môn.
Về điều này, GS - Viện sĩ Phạm Minh Hạc – nguyên Bộ trưởng Bộ GDĐT đặt câu hỏi: Tại sao các bảo mẫu không có chuyên môn sư phạm cũng được làm nhiệm vụ dạy dỗ, trông coi trẻ?
“Cần phải xử lý nghiêm người có hành động bạo hành trẻ, nhưng cũng cần xem lại trách nhiệm của phường, phòng và sở GDĐT trong việc cấp phép, kiểm tra, giám sát. Ngoài ra phải xem xét có hay không việc “bảo kê” trong cấp phép cho nhà trẻ không đủ điều kiện vẫn được hoạt động” - GS Phạm Minh Hạc kiến nghị.
TS Vũ Thu Hương (giảng viên ĐH sư phạm Hà Nội) chỉ ra những thực tế tréo ngoe trong việc cấp phép, mở các lớp mầm non tư nhân hiện nay.
“Khi bạo hành xảy ra, đương nhiên trách nhiệm đầu tiên thuộc về cấp phòng, sở GDĐT địa phương. Nhưng khi nghiên cứu về giáo dục mầm non, tôi thấy có rất nhiều bất cập.
Người cấp phép để mở các lớp mầm non tư thục là UBND phường, xã - nơi không có một chút chuyên môn nào về giáo dục. Điều này gây hệ lụy rất lớn.
Phòng GDĐT có trách nhiệm phối hợp thẩm định hồ sơ, nhưng họ lại không có quyền quyết định. Trong trường hợp có hiện tượng cán bộ xã, quận bảo kê, phòng GD cũng đành chịu” – TS Thu Hương chia sẻ.
Từ thực tế này, TS Hương kiến nghị cần xem lại thẩm quyền cấp phép cho những trường mầm non tư thục. Khi bạo hành xảy ra, ngoài ngành GD, lãnh đạo UBND phường/ xã – nơi đặt bút ký cho mở lớp – không thể vô can.
Hàng loạt vụ bảo hành trẻ em xảy ra. Ảnh cắt từ clip
Doanh nghiệp đừng bỏ mặc con em công nhân
Nhiều năm công tác trong ngành giáo dục và kịch liệt phản đối việc giáo viên dùng đòn roi để dạy dỗ học sinh, TS Vũ Thu Hương rút ra một điều: Những vụ bạo hành thời gian qua phần lớn rơi vào đối tượng là con em của công nhân, vì họ không có đủ tiền để gửi con vào một ngôi trường tốt.
“Tôi nghĩ, cần đặt trách nhiệm lên vai của những công ty thuê công nhân đó. Cần có những yêu cầu cụ thể, như công ty nào có công nhân lên tới vài trăm người thì cần có nhà trẻ.
Nhà trẻ này hoạt động dưới sự quản lý trực tiếp của công ty, nếu xảy ra bất cứ vụ việc gì thì chính công ty đó phải chịu trách nhiệm.
Tôi biết điều này rất khó khăn, nhưng nếu quyết tâm thì sẽ làm được, vì nó rất có lợi cho các em nhỏ” – TS Hương kiến nghị.
Hiện tượng bạo hành trẻ mầm non do "giáo viên"chọn nhầm nghề? Đã chọn ngành mầm non thì phải thực sự yêu trẻ mới có thể gắn bó lâu dài, vì đây là một nghề đòi hỏi ... |
Chiếc camera hay là sự bất lực của giáo dục? Chiếc camera xuất hiện trong rất nhiều ý kiến tại buổi tọa đàm về chủ đề bạo hành trẻ em ngày hôm qua như một ... |
Tiến sĩ Giáo dục mầm non: \'Giáo viên bị ức chế dễ bạo hành trẻ\' Giáo viên thiếu kỹ năng sư phạm, suy thoái đạo đức, tâm lý ức chế dồn nén lâu ngày... được cho là nguyên nhân dẫn ... |