Chiếc camera hay là sự bất lực của giáo dục?

Chiếc camera xuất hiện trong rất nhiều ý kiến tại buổi tọa đàm về chủ đề bạo hành trẻ em ngày hôm qua như một biện pháp khả dĩ và khả thi. Nhưng như vậy, phải chăng chúng ta đã chính thức xác nhận sự thất bại của giáo dục?

chiec camera hay la su bat luc cua giao duc

Các điểm quan sát qua camera tại một trường mầm non (ảnh minh họa, nguồn: bachkhoaviet).

Hãy bắt đầu bằng... vô số các ví dụ:

Một cơ sở mầm non tại Hoàng Mai (Hà Nội), clip 2 phút xuất hiện trên mạng vào ngày 5.2 cho thấy trẻ bị cô giáo liên tục cầm dép đánh vào đầu. Vừa đánh vừa chửi. Lý do: Đứa trẻ tè ra sàn nhà khiến cô giáo không kiềm chế được nóng giận.

Mầm non Thanh Xuân (Thanh Hóa), ngày 9.2, bé đang học mầm non lớp 3 bị cô giáo liên tiếp dùng cây đánh vào hai bên đùi.

Rồi cả việc trẻ bị cột dây chun vào dương vật. Gần nhất, vụ bạo hành hàng loạt trẻ ở mầm non Mầm Xanh.

Những con số thống kê cho biết mỗi năm có khoảng 3.000 - 4.000 vụ bạo lực trẻ em.

Nhưng đây chỉ là những con số thống kê được. Và trong những ví dụ mà luật sư Trần Thị Ngọc Nữ - Chi hội trưởng Hội Bảo vệ quyền trẻ em TPHCM - vừa đưa ra ở trên, chỉ xử lý được những vụ có clip, có tang chứng rành rành. Còn lại thì “chứng cứ đâu?”.

Bà Ngọc Nữ, có lẽ phải rớt nước mắt khi xác nhận sự bất lực: Có nhiều vụ không thể đưa ra ánh sáng được, nhiều vụ chìm xuồng, kẻ thủ ác nhởn nhơ vì các em còn quá nhỏ tuổi, có biết gì đâu mà có chứng cứ. Đây là một nỗi đau của những người tham gia tố tụng”.

Không đủ cơ sở, không có chứng cớ, trong khi các cô giáo thì “đánh rất chuyên nghiệp”, lời TS Quỳnh Giao - Trưởng khoa Giáo dục mầm non, Trường ĐH Sài Gòn.

Bà Giao nói khi xác định trẻ bị bạo hành thì phải xem các dấu vết trầy xước do ngoại lực... nhưng thực tế một cô giáo trẻ được “hướng dẫn cách đánh học trò” bằng thước gỗ. Họ đánh “chuyên nghiệp” đến mức: Đánh buổi sáng, đến chiều về là tan vết thương.

Liệu ở đâu có thứ giáo dục truyền nghề, truyền tay cách đánh học trò phi tang như ở Việt Nam!?

Vậy là người làm tố tụng bất lực, giáo dục cũng bất lực khi đào tạo ra những giáo viên giáo dục bằng cây thước, bằng nắm đấm, bàn chân.

Một khảo sát của hệ thống giáo dục Tesla được công bố tại tọa đàm cho biết, 48/100 trẻ em trả lời là có sợ cô giáo.

48/100 đã chính xác, đã đủ? Khi mà giáo viên bạo hành không chỉ bằng cái thước, bằng bàn tay mà bạo hành tinh thần kiểu bắt trẻ ăn lại đồ ăn đã ói ra?

Cho nên, đúng là đã đến lúc phải trông cậy vào những cái camera, vào những cỗ máy rồi, vì ít nhất chúng không dối trá, bao che, dẫu rằng phải đặt camera trong cơ sở giáo dục nói trắng ra là sự thất bại của giáo dục.

chiec camera hay la su bat luc cua giao duc Lắp camera tại lớp mầm non tư thục có khắc phục được bạo hành trẻ em?

Một số lãnh đạo, nhà giáo cho rằng, việc gắn camera giám sát tại các lớp mầm non tư thục chưa phải là giải pháp ...

chiec camera hay la su bat luc cua giao duc TP.HCM sẽ lắp đặt camera giám sát tại hệ thống lớp mầm non tư thục

Gắn camera giám sát tại các lớp mầm non độc lập tư thục được coi là giải pháp tối ưu nhằm đảm bảo sự an ...

/ Lao động