Bữa ăn trưa của học sinh Nhật tiêu chuẩn chứa khoảng 600-700 kilocalories, cân bằng giữa tinh bột, thịt và rau, ngoài ra sẽ có bữa phụ.
Báo cáo từ Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) ngày 15/10 cho biết, Nhật Bản đi đầu về sức khỏe trẻ em, với tỷ lệ tử vong thấp và một số lượng rất nhỏ trẻ em bị thiếu cân. Ngoài ra, quốc gia này cũng có tỷ lệ béo phì ở trẻ em thấp nhất trong số 41 quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế (OECD) và Liên minh châu Âu.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả này, trong đó có sự chú ý của người Nhật đối với sức khỏe, việc kiểm tra y tế thường xuyên cho trẻ em và đặc biệt là bữa trưa ở trường.
Mitsuhiko Hara, bác sĩ nhi khoa và giáo sư tại Đại học Tokyo Kasei Gakuin, chia sẻ rằng bữa trưa được thiết lập bởi các chuyên gia dinh dưỡng đang được áp dụng trong tất cả các trường tiểu học và hầu hết các trường đại học trên khắp Nhật Bản. "Các bữa ăn trưa là bắt buộc, học sinh không được phép mang theo đồ ăn nhẹ. Những bữa ăn trưa này hầu hết không được miễn phí nhưng chúng được trợ cấp rất nhiều", ông nói.
Mỗi bữa ăn trưa tiêu chuẩn chứa khoảng 600-700 kilocalories, cân bằng giữa tinh bột, thịt và rau. Một bữa ăn ở trường từ vùng Gunma đưa ra một ý tưởng ăn cơm với cá nướng, một đĩa rau bina và giá đỗ, ăn kèm với súp miso thịt lợn. Ngoài ra, sẽ luôn có một bữa phụ gồm sữa và mận.
Bác sĩ dinh dưỡng Mitsuhiko chia sẻ thêm, nhà trường còn phát những đoạn quảng cáo hàng ngày để các em học sinh hiểu được dinh dưỡng trong bữa trưa quan trọng thế nào. Đây là một cách tốt để giáo dục trẻ em.
Cán bộ quản lý bộ giáo dục, bà Mayumi Ueda, nói rằng bữa trưa ở trường được thiết kế để cung cấp và bổ sung các yếu tố dinh dưỡng có xu hướng bị thiếu hụt trong các bữa ăn ở nhà. "Tôi nghĩ rằng nó góp phần vào sự cân bằng dinh dưỡng cần thiết cho trẻ em", bà cho biết.
Bữa ăn trưa cho trẻ em Nhật được thiết lập bởi các chueyen gia dinh dưỡng, cân bằng giữa tinh bột, thịt và rau. Ảnh: AFP. |
Trong các trường tiểu học, học sinh sử dụng nam châm trang trí bằng hình ảnh thực phẩm, đặt trong các loại khác nhau trên bảng trắng, học cách phân biệt các chất dinh dưỡng như protein, tinh bột. Luật pháp quy định rằng bữa trưa ở trường nên là một phần không thể thiếu trong giáo dục. Đây không chỉ là việc cho ăn mà trẻ em cũng đang học cách tự phục vụ thức ăn và cách tự dọn bàn. Chính phủ nghiên cứu dinh dưỡng và thói quen ăn uống hàng năm và sử dụng kết quả của các cuộc khảo sát này để điều chỉnh bữa trưa ở trường.
Bữa trưa ở trường bắt đầu ở Nhật Bản vào năm 1889, khi cơm nắm và cá nướng được phân phát cho trẻ em nghèo ở quận Yamagata, phía bắc quần đảo. Chương trình được mở rộng đến khu vực còn lại của đất nước sau Chiến tranh thế giới thứ hai để chống suy dinh dưỡng trẻ em vào thời điểm thiếu lương thực trầm trọng. Sự thật là nhiều người Nhật quan tâm đến sức khỏe của họ, vì vậy họ cố gắng ăn theo nhiều cách khác nhau. Họ được dạy nên ăn các sản phẩm theo mùa, điều này cũng góp phần khiến cho người Nhật có sức khỏe tốt và Nhật Bản là một trong số ít các quốc gia được chú ý nhiều đến thực phẩm theo mùa.
Nhật Bản có tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh thấp nhất và tỷ lệ trẻ thừa cân hoặc béo phì từ 5 đến 19 tuổi là 14,42%, ít hơn nhiều so với hầu hết các quốc gia khác đặc biệt với các nước phát triển. Về trẻ béo phì, Mỹ đứng đầu bảng xếp hạng Unicef với 41,86%, Ý có tỷ lệ 36,87% và Pháp 30,09%.
Ông Hara cũng giải thích rằng việc kiểm tra y tế thường xuyên có ý nghĩa quan trọng. Phụ huynh và trẻ em nhận được lời nhắc nhở từ chính quyền về nơi cư trú của họ, trong khi trẻ em được kiểm tra y tế tại trường, bao gồm đo cân nặng và chiều cao.
Ngọc Quỳnh (Theo Information)
Người dân Nhật Bản thu dọn đống đổ nát hoang tàn sau siêu bão Hagibis
Sau khi siêu bão Hagibis đổ bộ, người dân Nhật Bản chật vật thu dọn đống đổ nát và ổn định lại cuộc sống ... |
Bão Hagibis cuốn chất thải phóng xạ xuống sông
Nhiều túi đựng chất thải nhiễm phóng xạ bị cuốn xuống sông Furumichi ở thành phố Tamura sau khi bão Hagibis đổ bộ gây lũ ... |