Trẻ con Việt Nam bây giờ thành siêu nhân hết rồi!

Trẻ con giờ được lập trình như những con robot. 6g dậy, vội vàng sửa soạn để tới trường. Miệt mài 4-5 tiết học mới được nghỉ trưa, tan học cũng 4-5g chiều, về nhà ăn vội ăn vàng rồi lại lao vào học bài buổi tối.

Ngày khai giảng mặc định và những mảng màu đối lập

Hôm qua là ngày khai giảng năm học mới, trên toàn đất nước Việt Nam. Tràn ngập những hình ảnh đối lập trên các trang báo và trên mạng xã hội. Bên cạnh những hình ảnh lung linh đẹp đẽ của các trường lớn trong các thành phố lớn là hình ảnh hoàn toàn đối lập của học sinh vùng lũ chui vào túi nylon đến trường, là hình ảnh ngôi trường ngập trong bùn đất, là buổi lễ khai giảng đơn sơ ở giữa mênh mông sông nước...

tre con viet nam bay gio thanh sieu nhan het roi

Lễ khai giảng tại điểm trường Nậm Ngà được tổ chức bên bờ suối. (Ảnh: N.K.L)

Sáng qua trên đường đi làm tôi đã đi ngang qua gần chục ngôi trường lớn nhỏ, nơi nào cũng ồn ào náo nhiệt, trang hoàng rực rỡ cờ hoa, những đứa trẻ chỉnh tề đồng phục ngồi ngay hàng thẳng lối, văng vẳng tiếng ai đó phát biểu qua loa phóng thanh về ngày tựu trường. Tôi tự hỏi, có bao nhiêu phần trăm những đứa trẻ ngồi kia thật sự vui và chờ đợi cái buổi lễ lê thê hôm nay ? Có bao nhiêu đứa trẻ ngồi đó hiểu được một phần câu chữ trong bài phát biểu của các vị lãnh đạo ? Và có bao nhiêu phần trăm các em có thể giải nghĩa được ý nghĩa của hai từ “khai giảng”?

Tôi thật sự không hiểu, nghi lễ rầm rộ vào ngày 5 tháng 9 hàng năm để làm gì khi mà thực tế tất cả các trường trên cả nước đã nhập học từ trước đó cả tháng trời. Trẻ đã quen lớp, quen bạn, quen cô và quen cả bài vở để rồi hôm nay lại phải xúng xính váy áo làm một cái lễ gọi là lễ khai giảng, chẳng biết để làm gì. Nếu thật sự vẫn muốn giữ ngày 5 tháng 9 là ngày khai giảng năm học mới, đúng nghĩa của từ mới, thì sao cứ phải bắt trẻ đến trường từ tháng 8?

Người lớn đang tước đi quá nhiều đặc quyền của trẻ

Trẻ con Việt Nam bây giờ thành siêu nhân hết rồi. Chúng được lập trình như những con robot. Sáng 6g đã phải dậy, vội vàng sửa soạn thay quần áo, nhà gần thì may ra còn được bát bún bát phở, nhà xa thì xác định ngồi sau xe ba mẹ mà gặm bánh mì với ăn xôi rồi đến lớp. Miệt mài 4-5 tiết học mới được nghỉ trưa, trường bán trú có bếp ăn còn đỡ, được ăn uống nghỉ nghơi thảnh thơi một tí đợi buổi học chiều, không có thì lại tha lôi về nhà hoặc vạ vật đâu đó chờ đến đầu giờ chiều vào học lại, tan học cũng 4-5g chiều, về nhà quáng quàng tí lại học tối, không học ở nhà cũng sẽ bị tha ra trung tâm, 10g đêm được đi ngủ kể ra là còn sớm, cuối cấp hay cấp 3 thì xác định luôn, học đến mụ cả người. Thời gian ngủ nghỉ cần thiết cho một đứa trẻ là từ 10 tiếng mỗi ngày đã là thứ xa xỉ với trẻ em Việt Nam từ lâu lắm rồi.

Chúng ta mong muốn con cháu chúng ta thành cái gì thế?

Con cháu chúng ta đang quá thiếu thời gian chơi và quá thiếu không gian để chơi.

tre con viet nam bay gio thanh sieu nhan het roi

Lại một năm học mới bắt đầu. Ảnh: Lê Anh Dũng

Chẳng cần đi đâu xa, hãy nhìn vào thời khóa biểu của các trường quốc tế có mặt tại Việt Nam để so sánh. Giờ học các trường quốc tế thường bắt đầu từ 8g sáng đến 12g trưa, có thời gian nghĩ giữa các tiết học và giữa giờ. Nghỉ ăn trưa xong học sinh vào học thêm 1-2 tiết tùy khối lớp là xong. Sau đó nếu cha mẹ muốn kéo dài thêm thời gian ở trường cho con thì đăng ký cho con tham gia các lớp ngoại khóa là các hoạt động thể chất hoặc nghệ thuật nhưng không muộn quá hơn 5g chiều. Sau giờ học về nhà các bé hoàn toàn được nghỉ ngơi, chỉ phải ôn lại bài cũ đã học trên trường để nhớ hôm nay mình học gì, thế là đủ. Cứ sau 8 đến 10 tuần học liên tục thì học sinh sẽ có 1 kỳ nghỉ 2 tuần, lúc này là lúc các em được vui chơi, làm những việc mình thích, chẳng cần quan tâm thầy cô trên trường có tổ chức dậy thêm hay nhà trường có lớp phụ đạo, hoàn toàn thảnh thơi. Việc học sẽ bắt đầu lại sau kỳ nghỉ.

Chúng ta đang tước đi quá nhiều những đặc quyền của trẻ. Ngoài việc học, trẻ con còn cần được phát triển thể chất, học các kỹ năng sống mà những thứ đó không thể có nếu chỉ biết mài đũng quần trên ghế nhà trường với những bài học lý thuyết sáo rỗng. Ở một đất nước mà đi đâu cũng thấy sông hồ, chạy xa nhất cũng chỉ vài trăm km là đến biển mà không năm nào không có học sinh chết đuối, chẳng phải đau xót lắm sao? Các con cần phải biết, hạt gạo từ đâu mà có, cái diều muốn bay được thì phải như thế nào, con trâu khác gì với con nghé, người ta trồng lúa chứ chẳng trồng cơm….. Các con cũng cần phải biết, lỡ bị lạc vào rừng thì đâu là thứ có thể khiến người ta ăn được để không chết đói, làm sao để có nước uống và làm thế nào để định hướng đi… Tất cả những kỹ năng đó, một đứa trẻ phương tây đã được học từ khi còn mẫu giáo, chẳng phải ở trong lớp giữa 4 bức tường mà ở ngoài kia, cũng với thiên nhiên, với thực tế.

Lại một năm học mới bắt đầu. Và giá như thay vì bắt các em ngồi hàng giờ nghe những bài phát biểu sáo rỗng, hôm nay các em được xuống hồ bơi có lẽ với các em thú vị và bổ ích hơn nhiều. Những lẵng hoa mừng khai giảng hôm nay góp lại không đủ xây một cái cầu thì cũng đủ để góp thêm giấy bút sách vở cho học trò vùng lam lũ. Vẫn lại một câu “giá như” muôn thủa.

tre con viet nam bay gio thanh sieu nhan het roi "Trẻ con sao không nhìn vào mắt nhau, lại cúi gằm mặt xuống?"

Mới đây, chia sẻ "điện thoại di động ảnh hưởng đến cả một thế hệ" của chị Nguyễn Hồng Vân, thạc sĩ Xã hội học ...

tre con viet nam bay gio thanh sieu nhan het roi Phát hiện thi thể trẻ sơ sinh trên máy bay AirAsia

Thi thể đứa trẻ có giấy vệ sinh trong miệng được tìm thấy trong nhà vệ sinh khi máy bay chuẩn bị hạ cánh xuống ...

tre con viet nam bay gio thanh sieu nhan het roi Trẻ con Hà Nội mang rổ, rá bắt cá giữa phố ngày mưa ngập

Sáng 21/7, trời mưa lớn, nhiều tuyến đường trên địa bàn Hà Nội ngập lụt khiến cá từ ao, hồ tràn ra. Nhiều người dân ...

tre con viet nam bay gio thanh sieu nhan het roi Người lớn ơi! Xin đừng tham lam…

Hình như chỉ có lũ trẻ mới mắc phải những thói hư tật xấu, còn tất cả người lớn đều hoàn hảo? Vậy bọn trẻ ...

/ http://vietnamnet.vn