Các công ty khởi nghiệp công nghệ Trung Quốc đang chuyển hướng sang Đông Nam Á và tránh Mỹ trong các kế hoạch mở rộng hoạt động của họ nhằm tránh bị cuốn vào cuộc chiến thương mại hiện nay.
Trong một chuyến công tác gần đây đến châu Á, bà Betty Liu, phó chủ tịch điều hành tại Sở giao dịch chứng khoán New York, cho biết giới kinh doanh Trung Quốc đang "xáo trộn" và ngày càng để mắt đến sự tăng trưởng ở Đông Nam Á.
Bà Liu nói với tờ South China Morning Post: "Đông Nam Á là một trong những khu vực được khai thác trước đây nhưng giờ là sự tập trung mới".
Bà Betty Liu, phó chủ tịch điều hành tại Sở giao dịch chứng khoán New York. Ảnh: SCMP
Dựa trên định hướng của các doanh nhân Trung Quốc, bà Liu cho rằng đang là thời điểm vô cùng khó khăn để làm ăn với Mỹ, do đó họ đang cân nhắc thị trường Đông Nam Á để đa dạng hóa hơn thay vì chỉ tập trung vào Mỹ hoặc châu Âu và các thị trường phát triển khác.
Sự thay đổi đó có thể tạo ra thách thức đối với thị trường Mỹ để thu hút thêm các công ty niêm yết từ Trung Quốc trong những năm tới nếu căng thẳng thương mại vẫn tiếp tục.
Các công ty công nghệ Trung Quốc đã ra mắt thế giới với tốc độ nhanh chóng. Tính đến hôm 14-12, khoảng 58 công ty trong số đó đã huy động được hơn 20 tỉ USD trong năm nay để phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO), theo nhà cung cấp dữ liệu Dealogic. Tuy nhiên, các công ty công nghệ Trung Quốc thường chọn niêm yết bên ngoài nước Mỹ.
Trong khi đó, các thị trường khác đang thu hút thêm các công ty niêm yết, tạo ra sự cạnh tranh nhiều hơn. Chẳng hạn như sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông trong những năm gần đây đã nới lỏng các quy định về niêm yết để thu hút các công ty công nghệ có thương vụ IPO lớn nhất. Hồi tháng 7, công ty điện thoại thông minh Trung Quốc Xiaomi đã huy động được 3 tỉ USD sau khi IPO tại Hồng Kông.
Kể từ tháng 7, Mỹ và Trung Quốc đã áp đặt thuế đối với hàng nhập khẩu của nhau trị giá hàng tỉ USD. Động thái này làm sụt giảm triển vọng tăng trưởng trong năm tới của cả hai quốc gia.
Các nhà đầu tư đặc biệt lo ngại về các công ty công nghệ Trung Quốc trong bối cảnh hai nước đang chạy đua nhằm thống trị toàn cầu trong lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, robot và khoa học đời sống.
Bà Liu nhận định: "Chắc chắn bất kỳ giám đốc điều hành của công ty nào đưa ra quyết định cũng đều cân nhắc đến tình hình đang diễn ra và đánh giá lại kế hoạch của họ".
Google dừng dự án gây tranh cãi ở Trung Quốc Sau nhiều tranh cãi, Google đã quyết định dừng phát triển hệ thống xử lý thông tin quan trọng của Dragonfly, dự án dịch vụ ... |
Tập Cận Bình: \'Không ai có thể ra lệnh cho Trung Quốc\' Chủ tịch Trung Quốc cam kết thúc đẩy "cải cách và mở cửa" của đất nước nhưng cảnh báo không ai có thể "ra lệnh" ... |
Xuân Mai (Theo SCMP)