Việc bổ sung 3 vi chất hay 21 vi chất trong Sữa học đường đang là vấn đề đang được Bộ Y tế nghiên cứu và sẽ lấy ý kiến đồng thuận cao nhất của các doanh nghiệp cũng như các nhà khoa học để có quyết định cuối cùng.
Đặc biệt, trong Thông tư về Chương trình Sữa học đường mà Bộ Y tế đang lấy ý kiến, việc bổ sung 3 vi chất hay 21 vi chất đang là vấn đề còn được tranh luận.
Sáng 15.8, TS Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế cho biết, việc bổ sung vi chất cần có cơ sở khoa học, bảo đảm tính thực tiễn, tính khả thi, phù hợp thông lệ quốc tế và quan trọng hơn cả là phải hướng tới thực hiện chỉ tiêu trong quyết định 1340/QĐ-TTg (đáp ứng nhu cầu sắt, vitamin D, canxi của trẻ em MG, TH thêm 30% vào năm 2020).
Bên cạnh đó, theo ông Vinh, việc bổ sung vi chất như thế nào cũng cần xem xét lựa chọn phương án giúp tiết kiệm ngân sách nhà nước, giảm chi phí người dân và bảo đảm quyền lợi của các doanh nghiệp tham gia cung cấp sản phẩm phục vụ chương trình.
“Mục đích cao nhất mà Bộ Y tế hướng tới là các cháu được sử dụng sản phẩm tốt nhất, tình trạng dinh dưỡng cũng như tầm vóc thể lực của các cháu được cải thiện theo đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ”, ông Vinh nói.
Về nội dung bổ sung 3 vi chất hay 21 vi chất còn chưa có được sự thống nhất, ông Vinh cho rằng: “Bổ sung 3 vi chất hay bổ sung thêm 18 vi chất theo khuyến nghị thành 21 vi chất, phải có cơ sở nghiên cứu khoa học. Bộ Y tế sẽ làm một cách công khai, minh bạch, lấy ý kiến các doanh nghiệp và ý kiến của các nhà khoa học tạo một sự đồng thuận cao nhất. Khi còn những ý kiến khác nhau, lúc đó vai trò quyết định sẽ là của cơ quan nhà nước”.
Vì những ý kiến còn tranh luận, nên hiện tại, Bộ Y tế chưa có quyết định bổ sung bao nhiêu vi chất vào sữa học đường. “Bộ Y tế đang khẩn trương hoàn thiện quy định về sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường”, ông Vinh nói.
Cũng theo ông Vinh, trong Quyết định Thủ tướng nêu rõ, để can thiệp tình trạng thấp còi của trẻ em Việt Nam, không chỉ có việc triển khai Chương trình Sữa học đường mà còn rất nhiều chương trình can thiệp khác tác động vào, đặc biệt là vai trò của Bộ Giáo dục – Đào tạo là chương trình giáo dục dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực.
“Khó khăn để cải thiện thấp còi là cố gắng bổ sung vi chất, giảm suy dinh dưỡng và tăng cường các biện pháp phối hợp khác”, ông Vinh nhấn mạnh.
Học sinh sử dụng sữa học đường. Ảnh minh họa |
Việc bổ sung 3 vi chất hay 21 vi chất trong Sữa học đường đang là vấn đề đang được Bộ Y tế nghiên cứu và sẽ lấy ý kiến đồng thuận cao nhất của các doanh nghiệp cũng như các nhà khoa học để có quyết định cuối cùng.
Việc bổ sung vi chất như thế nào là đủ để nâng cao tầm vóc, thể lực trẻ em
là một trong những nội dung được các doanh nghiệp, cũng như nhiều bậc phụ huynh có con em đang đăng ký Chương trình Sữa học đường quan tâm. Đặc biệt, trong Thông tư về Chương trình Sữa học đường mà Bộ Y tế đang lấy ý kiến, việc bổ sung 3 vi chất hay 21 vi chất đang là vấn đề còn được tranh luận.
Sáng 15.8, TS Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế cho biết, việc bổ sung vi chất cần có cơ sở khoa học, bảo đảm tính thực tiễn, tính khả thi, phù hợp thông lệ quốc tế và quan trọng hơn cả là phải hướng tới thực hiện chỉ tiêu trong quyết định 1340/QĐ-TTg (đáp ứng nhu cầu sắt, vitamin D, canxi của trẻ em MG, TH thêm 30% vào năm 2020).
Bên cạnh đó, theo ông Vinh, việc bổ sung vi chất như thế nào cũng cần xem xét lựa chọn phương án giúp tiết kiệm ngân sách nhà nước, giảm chi phí người dân và bảo đảm quyền lợi của các doanh nghiệp tham gia cung cấp sản phẩm phục vụ chương trình.
“Mục đích cao nhất mà Bộ Y tế hướng tới là các cháu được sử dụng sản phẩm tốt nhất, tình trạng dinh dưỡng cũng như tầm vóc thể lực của các cháu được cải thiện theo đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ”, ông Vinh nói.
Về nội dung bổ sung 3 vi chất hay 21 vi chất còn chưa có được sự thống nhất, ông Vinh cho rằng: “Bổ sung 3 vi chất hay bổ sung thêm 18 vi chất theo khuyến nghị thành 21 vi chất, phải có cơ sở nghiên cứu khoa học. Bộ Y tế sẽ làm một cách công khai, minh bạch, lấy ý kiến các doanh nghiệp và ý kiến của các nhà khoa học tạo một sự đồng thuận cao nhất. Khi còn những ý kiến khác nhau, lúc đó vai trò quyết định sẽ là của cơ quan nhà nước”.
Vì những ý kiến còn tranh luận, nên hiện tại, Bộ Y tế chưa có quyết định bổ sung bao nhiêu vi chất vào sữa học đường. “Bộ Y tế đang khẩn trương hoàn thiện quy định về sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường”, ông Vinh nói.
Cũng theo ông Vinh, trong Quyết định Thủ tướng nêu rõ, để can thiệp tình trạng thấp còi của trẻ em Việt Nam, không chỉ có việc triển khai Chương trình Sữa học đường mà còn rất nhiều chương trình can thiệp khác tác động vào, đặc biệt là vai trò của Bộ Giáo dục – Đào tạo là chương trình giáo dục dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực.
“Khó khăn để cải thiện thấp còi là cố gắng bổ sung vi chất, giảm suy dinh dưỡng và tăng cường các biện pháp phối hợp khác”, ông Vinh nhấn mạnh.
Quy chuẩn sữa học đường quốc gia bao giờ mới có? |
TP Hồ Chí Minh lùi thời gian thực hiện chương trình sữa học đường |
Bộ GĐ&ĐT: Sữa học đường là sữa tươi, không phải sữa bột |