Toàn cảnh "đại công trường" cải tạo đường băng sân bay Quốc tế Nội Bài

Trong những ngày này, sân bay Quốc tế Nội Bài đóng cửa đường băng 1A để sửa chữa. Không kể ngày đêm, hàng chục công nhân của dự án cải tạo đường băng làm việc để đảm bảo tiến độ và đảm bảo an toàn trong khi làm việc.

Dự án cải tạo đường băng sân bay Nội Bài có tổng mức đầu tư là 2.031 tỉ đồng, các nhà thầu sẽ thực hiện nâng cấp đường băng 11L/29R (1A) dài 3.200m, rộng 45m và đường băng 11R/29L (1B) dài 3.800m, rộng 45m; xây dựng mới 3 đường lăn thoát nhanh S3A, S5B, S6B; cải tạo, nâng cấp 9 đường lăn hiện hữu; xây dựng các công trình phục vụ quản lý bay, đèn tín hiệu, sơn kẻ tín hiệu, hệ thống thoát nước và các công trình phụ trợ đồng bộ. 
Dự án cải tạo gồm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 là 6 tháng, đảm bảo khai thác được 3.200m đường băng 1B nhằm phục vụ Tết Nguyên đán năm 2021. Giai đoạn 2 là 12 tháng, bàn giao đưa công trình vào khai thác trước Tết Nguyên đán năm 2022. 
 Chia sẻ với Báo Lao Động, ông Đinh Hoàng Lâm - Giám đốc Khai thác khu bay (Sân bay Nội Bài) cho biết: "Dự án này được thiết kế và thi công được xây dựng theo đúng quy định, tiêu chuẩn nhà nước và Hàng không dân dụng thế giới (ICAO). Các đơn vị thi công và phía sân bay đang phối hợp tốt để đảm bảo an toàn cho các chuyến bay cũng như tiến độ thi công của dự án".
  Hiện nay, trên công trường thi công nút lăn S7B có hai mảng công việc là công việc của mảng thi công ACC (Bộ Quốc Phòng) làm 24/24 và công việc còn lại của Khai thác khu bay (Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài) là đảm bảo mặt bằng thi công không được ảnh hưởng hện thống truyền dẫn, hệ thống thiết bị đảm bảo bay và các hệ thống khác.
Mỗi ngày, lực lượng giám sát của Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài sẽ đi đôn đốc công trình, kiểm tra 2 lần/ngày.

 

 

Những ngày tháng 7, nhiệt độ tại công trường thi công nằm ở trong khoảng 50-60 độ. Tuy nhiên, tất các công nhân đều tuân thủ những quy định an ninh, tiêu chuẩn hàng không, thời gian làm việc... để đảm bảo tiến độ dự án và đảm bảo công tác an toàn.
Cũng theo ông Lâm, đường lăn S7B rộng 23m và đường lăn gồm 3 lớp: lớp dưới cùng là đất, cấp phối đá dăm, trên cùng là 3 lớp bê tông (1 lớp bên tông nghèo, 2 lớp bê tông nhựa C19 14cm). 
Công nhân thi công hệ thống đường ngầm và kiểm tra độ chính xác theo thiết kế.
Đối với đường cất hạ cánh đóng cửa, dự án triển khai đặt chữ "X" dọc theo đường băng. Đặc biệt, chữ "X" tín hiệu có đèn nhấp nháy đảm bảo cho phi công nhìn thấy và nhận biết khu vực đường đóng từ cách xa 3 dặm bay. Ngoài ra, tại khu vực đường lăn đặt chữ X màu vàng, đường cất sẽ được đặt chữ X màu trắng.
Các ca kíp sẽ làm việc luân phiên từ 7h30 hôm trước đến 2h30 sáng hôm sau trong khu vực có hàng rào mềm cảnh báo. Để đảm bảo an toàn cho công nhân thi công cũng như nhân viên vận hành chuyến bay, vào ban đêm hoặc những ngày thời tiết xấu, khu vực thi công sẽ lắp thêm đèn báo.
Để phục vụ công tác sửa chữa, một trong hai đường băng tại sân bay Nội Bài sẽ được đóng. Trong thời gian sửa chữa đường băng, mỗi giờ sẽ giảm số chuyến từ 32 chuyến xuống còn 29 chuyến.
Hệ thống cáp điện quang, dây điện đang được lắp đặt.
  Hiện nay, đường băng 1A đóng lại để tiến hành sửa chữa. Kế bên là đường băng 1B vẫn có máy bay cất và hạ cánh.

Ngoài dự án cả tạo đường băng tại sân bay Quốc tế Nội Bài, dự án cải tạo đường băng của sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất đang được thi công. Dự án gồm: nâng cấp đường cất hạ cánh 25R/07L; xây mới các đường lăn thoát nhanh, đường lăn song song và nâng cấp các đoạn đường lăn nối, công trình quản lý bay, đèn tín hiệu... Dự án có tổng mức đầu tư 2.015 tỉ đồng, được thi công theo 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu trong 6 tháng và giai đoạn sau hoàn thành cuối năm 2021. 

Hai đường băng hư hỏng tại Nội Bài và Tân Sơn Nhất chính thức được cải tạo
Sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất hoạt động ra sao khi đóng một đường băng?
Nhà thầu nào được chọn để sửa chữa sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất?
/ laodong.vn