Thưa Bộ trưởng GD-ĐT: Bao giờ giáo viên hết nạn sao chép sáng kiến kinh nghiệm?

Tại Hội thảo khoa học do Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục và Sở GD&ĐT Nghệ An tổ chức vào sáng 8.12, những vấn nạn của viết sáng kiến kinh nghiệm trong giáo dục lại tiếp tục được nêu ra như bệnh hình thức, đối phó, sao chép.

thua bo truong gd dt bao gio giao vien het nan sao chep sang kien kinh nghiem

Quyết định công nhận sáng kiến cấp tỉnh của UBND tỉnh Nghệ An. Ảnh: Đăng Khoa

Theo ý kiến tại Hội thảo, việc triển khai sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) ngày càng khó khăn, vẫn còn có sự đối phó, “đạo” SKKN để xếp thi đua. Một số đơn vị còn làm chiếu lệ, đối phó… Việc áp dụng triển khai kết quả chưa được chú ý đúng mức. Không ít trường hợp viết SKKN để làm thi đua khen thưởng chứ chưa xuất phát từ niềm đam mê khoa học và xuất phát từ thực tiễn.

Điều này, nếu làm không đúng sẽ là “phi giáo dục” và “phản tác dụng”.

Mỗi năm ở Nghệ An có trên 80% số trường THPT và 100% số phòng GD-ĐT tổ chức viết SKKN.

Tính từ năm học 2013 - 2014 đến nay, các đơn vị trực thuộc của Sở có 1.961 SKKN. Trong đó có 851 sáng kiến đạt cấp ngành (43,4%) và 242 sáng kiến dự xét cấp tỉnh (12,3%).

Đằng sau những con số hoành tráng, là thực trạng bết bát mà báo chí đã lên tiếng nhiều lần. Xuất phát từ bệnh thành tích, duy ý chí, mỗi giáo viên hàng năm đều phải cho “ra lò” một sáng kiến. Con số này tương đương với số giáo viên, thì mỗi năm riêng Nghệ An đã có khoảng 50 nghìn sáng kiến.

Chỉ cần 1% trong số sáng kiến trên có chất lượng, thì giáo dục địa phương này đã cất cánh, sánh vai với các cường quốc giáo dục trên thế giới...

Nghịch lý của việc “sản xuất – nghiệm thu” SKKN hiện nay, hầu hết diễn ra trên… giấy. Quy trình như sau: giáo viên đăng ký đề tài, viết thành “sáng kiến”, trình bày trước tổ chuyên môn, rồi Hội đồng khoa học trường. Thấy ổn, thì nộp lên huyện, rồi lên tỉnh.

Tất cả đều thông qua văn bản, lý thuyết, các kết quả, hiệu quả… đều thể hiện qua các trang A4. Nhiều số liệu, do các giáo viên tưởng tượng ra. Không hề có phản biện, trình diễn, minh chứng, thử nghiệm, kiểm nghiệm…. Sáng kiến được “chấm”, tương tự như một bài thi lý thuyết.

Và sau khi “chấm”, khen thưởng xong, vị trí của sáng kiến hầu hết là nằm… ngăn kéo.

Giáo viên, và lãnh đạo ngành giáo dục, cũng đã chán nản, mệt mỏi với SKKN, nhưng tâm lý, nếp nghĩ việc viết SKKN là một “nhiệm vụ”, một “tiêu chí thi đua” vẫn ăn sâu, bén rễ trong một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên.

Nên mỗi năm, vào dịp cuối năm học, giáo viên lại cuống cuồng, nháo nhào, mất ăn mất ngủ, tìm cách “đẻ” ra một SKKN, bằng cách nào đó, cho “hoàn thành nhiệm vụ”, “tròn vai”.

Nhà giáo, phải là tấm gương trung thực, khai sáng, trí tuệ, mà nay một số phải làm việc trái với tư cách, là sao chép sáng kiến, thậm chí “chạy chọt” để sáng kiến được xếp hạng cao.

“Bi kịch” này, bao giờ mới chấm dứt? Câu hỏi xin dành cho người đứng đầu ngành giáo dục.

thua bo truong gd dt bao gio giao vien het nan sao chep sang kien kinh nghiem Tiến sĩ làm luận án bằng cách… sao chép sách đồng nghiệp

Tiến sĩ được đào tạo ở “lò ấp tiến sĩ” bị phát giác việc xào sách đồng nghiệp để làm luận án.

thua bo truong gd dt bao gio giao vien het nan sao chep sang kien kinh nghiem Phó trưởng khoa bị tố ‘đạo’ luận văn Thạc sĩ thành đề tài nghiên cứu khoa học

Một Tiến sĩ, lãnh đạo khoa Vật Lý trường ĐH Sư phạm TP.HCM bị “tố” không thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp ...

/ https://laodong.vn