Tiến sĩ làm luận án bằng cách… sao chép sách đồng nghiệp

Tiến sĩ được đào tạo ở “lò ấp tiến sĩ” bị phát giác việc xào sách đồng nghiệp để làm luận án.

Ngày 29/11, Tiến sĩ Ngôn ngữ học Hồ Xuân Mai, phụ trách Bộ môn Ngôn ngữ học, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) xác nhận, Tiến sĩ ngành Ngôn ngữ học Trần Phương Nguyên, công tác tại Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ sao chép sách của đồng nghiệp để làm Luận án Tiến sĩ là… có thật!

Tiến sĩ Trần Phương Nguyên có đề tài cấp Bộ với công trình nghiên cứu: “Một số vấn đề về Chính sách Ngôn ngữ đối với cộng đồng người Chăm trong sự phát triển bền vững vùng Nam Bộ”, mã số CT.11.22.05.

Đề tài này có kinh phí là 450 triệu đồng.

tien si lam luan an bang cach sao chep sach dong nghiep

Sách gốc (ở trên) và đề tài luận án tiến sĩ cũng như sách được sao chép (ở bên dưới). (Ảnh: Đan Quỳnh)

Năm 2012 đề tài “sao chép” đã được Hội đồng nghiệm thu đánh giá xuất sắc.

Năm 2016 được Nhà xuất bản Khoa học xã hội in thành sách theo Quyết định xuất bản QĐXB-NXBKHXH ngày 19/10/2016.

Nội dung của sách được trích từ 2 quyển “Ngôn ngữ học Xã hội - Những vấn đề cơ bản” (xuất bản năm 1999) và “Kế hoạch hóa Ngôn ngữ - Ngôn ngữ học Xã hội vĩ mô” (xuất bản năm 2003) của cùng một tác giả là Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Khang, do Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản.

Không phải chỉ chép sách để làm đề tài và in thành sách cho riêng mình, Tiến sĩ Trần Phương Nguyên còn thực hiện việc sao chép luận án tiến sĩ từ sách của đồng nghiệp.

Tiến sĩ Nguyên thực hiện luận án tiến sĩ có tên “Cảnh huống ngôn ngữ ở cộng đồng Chăm tại thành phố Hồ Chí Minh” được bảo vệ tại Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam vào năm 2014, số lưu tại thư viện của Học viện là LA.0434.

Luận án tiến sĩ là sự “nâng cấp” của đề tài nghiên cứu cấp Bộ và việc sao chép để in thành sách.

tien si lam luan an bang cach sao chep sach dong nghiep

Tiến sĩ Hồ Xuân Mai, phụ trách Bộ môn Ngôn ngữ học, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam). (Ảnh: Đan Quỳnh)

Có những đoạn, Tiến sĩ Trần Phương Nguyên chỉ bỏ một vài từ và sửa một vài chi tiết.

Theo thống kê của Tiến sĩ Hồ Xuân Mai, có tới vài chục chỗ trong quyển “Ngôn ngữ học xã hội - Những vấn đề cơ bản” của tác giả Nguyễn Văn Khang bị Tiến sĩ Trần Phương Nguyên chép lại trong luận án tiến sĩ.

Không dừng lại ở đó, Tiến sĩ Trần Phương Nguyên còn chép trong quyển “Kế hoạch hóa ngôn ngữ - Ngôn ngữ học xã hội vĩ mô” của cùng tác giả này để thực hiện luận án tiến sĩ.

Để tránh bị phát giác, Tiến sĩ Trần Phương Nguyên biết dùng cách “đảo lộn, cắt xén và lắp ghép” những đoạn khác nhau nên nếu không tinh ý thì chắc chắn sẽ khó phát hiện.

Thêm vào đó, có khoảng hàng chục chỗ Tiến sĩ Trần Phương Nguyên dẫn sai tài liệu.

Thời gian qua, Học viện Khoa học xã hội được dư luận đặt cho cái tên “lò ấp Tiến sĩ” với kỷ lục năm 2016 in 400 phôi bằng Tiến sĩ và 1.710 phôi bằng Thạc sĩ.

Tiến sĩ Ngôn ngữ học Hồ Xuân Mai, phụ trách Bộ môn Ngôn ngữ học, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) khẳng định, cá nhân ông không ngạc nhiên khi nghe thông tin Tiến sĩ Trần Phương Nguyên sao chép sách để thực luận án tiến sĩ và sao chép sách của đồng nghiệp thành sách của mình.

Tiến sĩ Mai đã từng phát hiện Tiến sĩ Trần Phương Nguyên sao chép sách khi thực hiện đề tài cấp Bộ và có nhắc nhở nhưng… “không hiệu quả”. Tiến sĩ Hồ Xuân Mai cho rằng việc chép sách để làm đề tài như Tiến sĩ Trần Phương Nguyên là nguy hiểm và có thể bị thu hồi bằng cấp.

“Không ai chấp nhận đạo văn, lại càng không thể chấp nhận chép quá nhiều như vậy. Tôi nghĩ cơ sở đào tạo phải có trách nhiệm đối với trường hợp này!”, Tiến sĩ Mai khẳng định.

tien si lam luan an bang cach sao chep sach dong nghiep “Tiến sĩ giấy”, “thạc sĩ tiền” và nỗi buồn của chuyện sính bằng cấp

Thời gian gần đây, chúng ta đã được nghe nhiều đến một số cụm từ “lò ấp”; “công nghệ” sản xuất tiến sĩ và cả những ...

tien si lam luan an bang cach sao chep sach dong nghiep Tiến sĩ... bìa!

“Nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005-2015 ở Việt Nam”, bạn đọc có biết chuyện gì đây không? Nó không phải ...

/ Đan Quỳnh/Giáo dục Việt Nam