Thủ tướng Chính phủ và đơn hàng đặc biệt với ngành nông nghiệp

Tại sự kiện được xem như “Hội nghị Diên Hồng” cho các doanh nghiệp (DN) nông nghiệp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã “đặt hàng” cho ngành nông nghiệp 10 năm tới phải đứng vào top 15 nước phát triển nhất thế giới, trong đó lĩnh vực chế biến nông sản đứng vào top 10 thế giới.

Cắt giảm 50% thủ tục trong lĩnh vực nông nghiệp

Hội nghị thúc đẩy DN đầu tư vào nông nghiệp diễn ra sáng nay (30.7) tại TP Đà Lạt – tỉnh Lâm Đồng đã thu hút sự quan tâm theo dõi của rất nhiều DN, đặc biệt là những đơn vị đã, đang và sẽ đầu tư vào lĩnh vực vốn được coi là nhiều rủi ro này.

thu tuong chinh phu va don hang dac biet voi nganh nong nghiep

Thủ tướng Chính phủ đặt hàng ngành nông nghiệp. Ảnh: VGP

Đây cũng chính là cơ hội “quý hơn vàng” để các DN bày tỏ với người đứng đầu Chính phủ những băn khoăn, vướng mắc; nêu kiến nghị, đề xuất để giải quyết thấu đáo những hạn chế, vướng mắc đang tồn tại hiện nay, vì vậy hội nghị “nóng” hơn bao giờ hết.

Là một trong những tập đoàn kinh tế lớn, FLC đang dự định bước chân vào lĩnh vực nông nghiệp, tuy nhiên giống như nhiều DN khác, điều khiến lãnh đạo FLC “e dè” nhất là vấn đề quỹ đất làm nông nghiệp. Sau khi đi khảo sát tại 40 tỉnh, thành phố về quy hoạch vùng nông nghiệp, DN này bày tỏ, vấn đề quỹ đất có khó khăn trong giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó, nhiều diện tích đất hiện nằm trong tay các nông, lâm trường nhưng các đơn vị này hoạt động không hiệu quả.

thu tuong chinh phu va don hang dac biet voi nganh nong nghiep

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trịnh Đình Dũng thăm gian trưng bày một số sản phẩm nông sản chế biến tiêu biểu. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Nhất trí với ý kiến của đại diện Tập đoàn FLC, Thủ tướng cho rằng, còn nhiều đất đai nhưng không tổ chức sản xuất trong khi nhiều nhà đầu tư thiếu đất đai. “Tổng Giám đốc FLC vừa phát biểu đất nông, lâm trường còn rất nhiều nhưng tổ chức sản xuất hiệu quả như thế nào, đó là câu hỏi tại hội nghị này các cấp chính quyền cần tính toán lại”. Thủ tướng nêu rõ, đất đai là "cần câu chứ không phải con cá" “để chúng ta sản sinh ra năng lực sản xuất mới cho sự phát triển”.

Thủ tướng nhìn nhận, vẫn còn tồn tại, bất cập khi mà số lượng DN đầu tư vào nông nghiệp mới chiếm 8%, đa phần có quy mô nhỏ, siêu nhỏ. Năng suất lao động trong nông nghiệp còn thấp. Còn một số hiện tượng như phá rừng làm cây công nghiệp, mua đi bán lại dự án nông nghiệp. Khâu chế biến sâu còn nhiều vấn đề.

Từ đó, Thủ tướng đề nghị, Chính phủ và cộng đồng DN cần chung sức để đưa Việt Nam vươn lên vị trí hàng đầu thế giới về nông sản. “Tại hội nghị này, tôi đặt hàng cho ngành nông nghiệp trong 10 năm tới phải đứng vào top 15 các nước phát triển nhất thế giới, trong đó lĩnh vực chế biến nông sản đứng vào top 10 thế giới. Nông nghiệp Việt Nam là một trung tâm chế biến sâu của nông nghiệp thế giới, là một trung tâm logistics của thương mại nông sản toàn cầu”.

Để hiện thực hóa tầm nhìn trên, Thủ tướng yêu cầu Bộ KH&ĐT khẩn trương ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 57 để các DN có cơ sở được thụ hưởng ngay các chính sách ưu đãi của Chính phủ. Đặc biệt, đẩy mạnh rà soát, điều chỉnh, giảm các thủ tục hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp. Cắt giảm 50% thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Bộ Công Thương hoàn thiện sửa đổi Nghị định 159 về xuất khẩu gạo nhằm đơn giản hóa các điều kiện, thủ tục, tháo gỡ khó khăn cho DN trong xuất khẩu gạo với tinh thần chung là tạo mọi điều kiện cho thương mại, nhất là xuất nhập khẩu.

thu tuong chinh phu va don hang dac biet voi nganh nong nghiep

Thủ tướng thăm trang trại giống, khu sản xuất rau thủy canh của Công ty Phong Thúy. Ảnh: VGP

Chú ý nghiên cứu xây dựng 3 ngành chế biến đứng vào top 5 của thế giới: Rau củ quả, thủy hải sản và dược liệu, cùng một số sản phẩm thế mạnh khác như tôm, gạo…

Đề nghị tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, Thủ tướng cho rằng, Nhà nước trao quyền cho thị trường nhiều hơn. Chính phủ chỉ đóng vai trò kiến tạo, tức là tạo điều kiện và hỗ trợ chứ không phải làm thay vai trò thị trường.

Các tỉnh, sở, ngành phải làm người dân thấy sự khác biệt về hiệu quả giữa 2 mô hình nông nghiệp truyền thống và hiện đại. Từng công chức, viên chức phải thông hiểu trách nhiệm, nghĩa vụ của mình; nghiêm túc thực hiện theo tinh thần ủng hộ, bảo vệ DN làm ăn chân chính, nghiêm túc; hỗ trợ nhà đầu tư kinh doanh hiệu quả và thành công.

“Tất cả chúng ta nỗ lực, chung sức, đồng lòng cùng Chính phủ và người dân đưa các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam vươn ra biển lớn”, Thủ tướng bày tỏ.

Kiên quyết mạnh tay với “nông sản bẩn”

Trước đó, chiều 29.7 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thăm trang trại sản xuất giống, khu sản xuất rau thủy canh, khu sản xuất rau an toàn đạt tiêu chuẩn Vietgap và thăm khu sơ chế sau thu hoạch của Công ty Phong Thúy tại Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng.

Công ty có trang trại trồng các loại rau, quả diện tích 55ha, sản lượng 5.000 tấn/năm. Ngoài ra, công ty còn đang liên kết với 30 hộ dân để sản xuất nông sản với diện tích 75ha.

thu tuong chinh phu va don hang dac biet voi nganh nong nghiep

Thủ tướng nhấn mạnh, mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông sản an toàn là hướng đi quan trọng của ngành nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: VGP

Nhờ ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, từ khâu giống đến thu hoạch, nên công ty đã đạt doanh thu cao trên một đơn vị diện tích. Riêng mô hình sản xuất nông sản công nghệ cao trong nhà kính đã mang lại doanh thu từ 1-3 tỷ đồng/ha/năm, cao gấp nhiều lần so với sản xuất truyền thống. Năm 2016, tổng doanh thu của Công ty đạt trên 120 tỷ đồng. 10% sản lượng nông sản sản xuất ra được xuất khẩu đi Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN. Với quy mô sản xuất như hiện nay, Công ty đang tạo thu nhập ổn định cho khoảng 300 lao động và các hộ liên kết.

Tuy nhiên, Thủ tướng vẫn có 2 việc băn khoăn là sử dụng nhiều túi nylon và chưa chế biến sâu.“Một cuộc điều tra cho thấy người Việt Nam ăn thiếu rau, củ quả và tỉ lệ ăn tinh bột còn rất cao. Người Việt Nam ăn rau ít hơn các nước khác trong khi nước mình có rất nhiều rau, củ, quả”.

Thủ tướng cho rằng, mọi người cần ăn nhiều rau hơn, nhiều chất xơ hơn để phòng chống bệnh tật và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đối với thị trường nội địa rất lớn, gần 100 triệu dân.

Thủ tướng cho rằng, thị trường tiêu thụ là vấn đề lớn khi tình trạng dư thừa bắt đầu xuất hiện; đồng thời yêu cầu lên án mạnh mẽ, xử lý nghiêm các hành vi bơm hóa chất, làm “nông sản bẩn”.

Đánh giá cao việc công ty đã đầu tư công nghệ cao để sản xuất nông sản an toàn, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, Thủ tướng đề nghị công ty tiếp tục phát huy kết quả đạt được, đầu tư mở rộng sản xuất, xây dựng thương hiệu và đẩy mạnh phát triển thị trường, qua đó, giúp người tiêu dùng trong nước biết đến thương hiệu nông sản Phong Thúy và được sử dụng nông sản an toàn, đồng thời góp phần thúc đẩy xuất khẩu rau củ quả an toàn thương hiệu Việt ra thị trường thế giới.

thu tuong chinh phu va don hang dac biet voi nganh nong nghiep Phó Thủ tướng chỉ đạo điều tra vụ tai nạn thảm khốc 13 người chết

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu điều tra, xử nghiêm vi phạm trong vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng ở Quảng Nam làm ...

thu tuong chinh phu va don hang dac biet voi nganh nong nghiep Thủ tướng: Dự án điện khí 4 tỷ USD ở Bạc Liêu phải làm nghiêm túc, bài bản

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, đây là dự án có vốn đầu tư lớn (khoảng 4 tỷ USD), nên trong mọi khâu phải ...

thu tuong chinh phu va don hang dac biet voi nganh nong nghiep Phó Thủ tướng biểu dương các lực luợng triệt phá đường dây ma túy “khủng” tại Hà Tĩnh

Mới đây, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình - Trưởng ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã biểu dương các lực lượng triệt ...

/ Dân Việt