Thứ trưởng Bộ VH: \'Doanh nghiệp động đến đất vàng hãng phim, sẽ xử lý\'

Thứ trưởng Bộ VHTTDL cho biết công ty Vivaso cam kết tập trung toàn bộ đất đai của hãng phim cho sản xuất phim, nếu sai cam kết sẽ xử lý theo chế tài.

thu truong bo vh doanh nghiep dong den dat vang hang phim se xu ly 4 mảnh \'đất vàng\' của Hãng phim truyện Việt Nam có giá bao nhiêu?

thu truong bo vh doanh nghiep dong den dat vang hang phim se xu ly Kỳ lạ con nợ VIVASO đi \'săn\' đất vàng Hãng phim truyện Việt Nam

Sáng 21/9, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái đã trả lời chất vấn của báo chí về những ồn ào quanh việc cổ phần hóa Hãng phim Truyện Việt Nam (VFS).

"Hôm qua chủ đầu tư vừa trả nợ cho hãng phim 21 tỷ đồng"

- Thưa thứ trưởng, trong cam kết khi cổ phần hóa, tổng công ty vận tải thủy (Vivaso) đưa ra phương án sẽ sử dụng đất của Hãng phim Truyện Việt Nam vào mục đích gì?

- Đất của hãng phim, không phải muốn làm gì thì làm. Bởi nhà đầu tư chiến lược phải đưa ra phương án sử dụng đất. Ví dụ đất số 4 Thụy Khuê làm gì, đất Đông Anh làm gì, đất của Hãng phim ở TP HCM làm gì… Rồi tập thể hãng phim cho ý kiến góp ý, lấy ý kiến của Bộ Tài chính nữa. Lấy cả ý kiến của Ủy ban địa phương.

Trong phương án đó, toàn bộ đất đai tập trung cho sản xuất phim và dịch vụ làm phim. Nếu anh không sử dụng đất đúng cam kết đó thì sẽ xử lý theo chế tài bằng cách đề nghị UBNDTP Hà Nội, UBND TP. HCM thu hồi, rút giấy phép xây dựng. Hơn nữa có thể đưa ra tòa.

Nhà đầu tư không thể một mình mà làm được. Bộ có ba người ở Hãng phim tham gia hội đồng quản trị công ty, phải có ý kiến đưa lên. Nếu phía công ty làm sai thì mình có chế tài.

thu truong bo vh doanh nghiep dong den dat vang hang phim se xu ly
Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái trả lời báo chí sáng 21/9. Ảnh:Tiến Tuấn.

- Theo cam kết, Vivaso có đưa ra hướng phát triển gì với hãng phim thưa thứ trưởng?

- Trong điều lệ, phương án cổ phần hóa đã công khai ở hãng phim, ghi rõ phương án sản xuất phim cho từng năm. Năm nay làm gì, năm sau làm gì…

Năm nay cố gắng tập trung nâng cấp sửa chữa số 4 Thụy Khuê, hoàn chỉnh thủ tục đất đai thuê lại. Mà thuê lại thì sẽ có giá mới, chứ chắc chắn không còn giá thuê như ngày xưa.

Đường hướng đều có phương án hết, được hội đồng cổ đông tại đại hội thông qua.

- Vậy tình hình lỗ, nợ của hãng phim trong 20 năm qua như thế nào?

- Theo báo cáo, hôm qua nhà đầu tư chiến lược đã trả 21 tỷ đồng tiền nợ thuê đất, tiền thuê đất. Vừa qua chúng tôi gửi rất nhiều công văn cho UBNDTP Hà Nội không nên siết nợ thuế, tiền thuê đất, vì hãng chưa có tiền.

- Trước đây, hãng phim hoạt động trên nguồn vốn nào, thưa thứ trưởng?

- Bình quân mỗi năm đặt hàng hãng một bộ phim. Do hãng phim không còn tiền, nên vừa qua mới lấy tiền làm phim để chi trả cho hoạt động thường xuyên, trả lương. Cho nên thực chất là tiền vào phim có hạn chế. Bộ biết, nhưng nếu bây giờ siết chặt thì hãng không đủ điều kiện hoạt động. Giờ cổ phần rồi, công ty đầu tư phải trả.

-Tại sao hãng phim lỗ 20 năm qua mà vẫn không có phương án giải quyết?

- Tới năm 2006, có kế hoạch cổ phần hóa, nhưng hãng phim lỗ quá, chưa biết làm sao mà cổ phần hóa cho được. Nguyên nhân lỗ thì có nhiều nguyên nhân lắm.

Chỉ phải chi số tiền khoảng 33 tỷ đồng, doanh nghiệp Vivaso của đại gia Nguyễn Thủy Nguyên đã nắm quyền chi phối hoạt động của VFS cùng với quản lý 4 khu đất vàng của công ty.

"Bộ Tài chính không tính được giá trị truyền thống lịch sử"

- Quá trịnh định giá hãng phim, giá trị thương hiệu của hãng phim được đánh giá cụ thể như thế nào, thưa thứ trưởng?

- Khi xác định giá trị thương hiệu và lợi thế kinh doanh, đơn vị tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp thực hiện đúng theo nghị định 59 của Chính phủ và Thông tư 127 của Bộ Tài chính.

Xác định giá trị thương hiệu gồm chi phí quảng cáo, đào tạo, tiếp thị… Chúng tôi vẫn tính những yếu tố đó, nhưng theo tiêu chí là phải lãi, không lỗ trong 5 năm gần đây.

Sau đó Thủ tướng đề nghị tính thêm giá trị thương hiệu liên quan đến truyền thống, lịch sử, bởi hãng phim có giá trị truyền thống rất lớn.

Chúng tôi đã gửi công văn đề nghị Bộ Khoa học Công nghệ (cơ quan quản lý về sở hữu trí tuệ), Bộ Tài chính để chung tay đưa ra cách tính này.

Bộ Tài chính chưa có văn bản nào tính được giá trị truyền thống lịch sử, chỉ xác định được giá trị thương hiệu và giá trị kinh doanh.

Như vậy Bộ Văn hóa vẫn đang làm theo đúng quy định hiện hành.

thu truong bo vh doanh nghiep dong den dat vang hang phim se xu ly
Hãng phim truyện Việt Nam được đánh giá là khu đất vàng để kinh doanh. Ảnh: Quỳnh Trang.

- Nếu nhà đầu tư chiến lược không thực hiện đúng cam kết, Bộ có xem xét lại quá trình cổ phần hóa?

-Tất nhiên là có, nhưng phải theo luật. Nếu giả sử có xem xét hủy bỏ cũng phải theo luật. Nhưng Bộ phải theo dõi liên tục hoạt động của công ty.

Công ty hoạt động theo luật doanh nghiệp. Trường hợp công ty phá bỏ cam kết thì Bộ Văn hóa thông qua người đại diện để có kiến nghị cơ quan chức năng thực hiện đúng quy định điều lệ doanh nghiệp.

-Tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ sau khi tiến hành cổ phần hóa Hãng phim là bao nhiêu?

- Vốn của Nhà nước hiện tại bây giờ là 28,864%. Ban đầu là 20%, nhưng đưa lên sàn bán, bán không hết, còn lại hơn 8%, nên nhập lại vào vốn nhà nước, thì ra con số 28,864%.

Tuy nhiên cam kết của nhà đầu tư chiến lược phải được đưa vào điều lệ hoạt động của công ty cổ phần.

http://news.zing.vn/thu-truong-bo-vh-doanh-nghiep-dong-den-dat-vang-hang-phim-se-xu-ly-post781310.html

/ Tần Tần / Zing