Thu phí không dừng chậm: Lời nhắc BOT Trung Lương

Chuyên gia cho rằng việc chậm triển khai thu phí tự động không dừng có trách nhiệm lớn của Bộ GTVT đã không cương quyết với nhà đầu tư BOT.

Theo lộ trình của Bộ GTVT, đến cuối năm 2018, toàn bộ trạm thu phí BOT trên Quốc lộ 1 phải thu phí tự động không dừng và đến năm 2019, hình thức này áp dụng với tất cả trạm BOT trên toàn quốc.

Tuy nhiên, đến hết năm 2018, chỉ có 26/44 trạm BOT trên Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên (Quốc lộ 14) với 91 làn thu phí tự động được đưa vào vận hành.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho rằng, việc triển khai thực hiện thu phí tự động không dừng trên các trạm BOT chậm trễ so với yêu cầu có hai lý do chính. Thứ nhất là do năng lực của nhà cung cấp dịch vụ thu phí tự động không dừng chưa đáp ứng được yêu cầu. Thứ hai là do một số nhà đầu tư dự án BOT ngại sự minh bạch nên lần lữa thực hiện.

Chia sẻ với ý kiến của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, ông Bùi Danh Liên, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP Hà Nội cho rằng, việc triển khai thu phí tự động không dừng ở tất cả các trạm BOT trên toàn quốc là cần thiết nhằm khắc phục tình trạng gian lận thu phí đường bộ.

Trên thế giới, các nước đã xóa bỏ hình thức thu phí thủ công từ lâu. Trong khi đó, thu phí tự động không dừng không chỉ hạn chế gian lận trong thu phí, giúp Nhà nước kiểm soát được nhà đầu tư mà còn giúp giảm thời gian thu phí cũng như chi phí về nhân lực cho nhà đầu tư.

Vì lẽ đó, việc nhiều nhà đầu tư BOT trì hoãn việc triển khai thu phí tự động không dừng, theo ông Bùi Danh Liên, có chăng là những nhà đầu tư làm ăn không minh bạch.

thu phi khong dung cham loi nhac bot trung luong

Tiến độ thu phí tự động không dừng tại các trạm BOT đến nay quá chậm. Ảnh: ANTĐ

Ông dẫn chứng vụ việc ở BOT Trung Lương làm ví dụ. Theo đó, ngay từ những ngày đầu năm mới 2019 đã xảy ra hai sự việc quan trọng trên tuyến cao tốc TP.HCM-Trung Lương: Một là, từ 0h ngày 1/1/2019, toàn bộ hoạt động thu phí trên tuyến cao tốc TP.HCM-Trung Lương phải tạm dừng, do hợp đồng bán quyền thu phí tuyến đường này cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Yên Khánh (đơn vị mua quyền thu phí tuyến cao tốc này) hết hiệu lực. Trong khi đó, phương án thu phí mới thay thế vẫn chưa được thông qua.

Thứ hai, 5 cá nhân thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Yên Khánh bị công an bắt giữ liên quan đến gian lận trong việc thu phí.

"Đây là minh chứng cho thấy nhà đầu tư BOT không minh bạch với cơ quan nhà nước và người dân, phải để cơ quan bảo vệ pháp luật vào cuộc", nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP Hà Nội nói.

Tuy nhiên, nhìn vào bức tranh toàn cảnh của ngành GTVT trong thời gian qua, từ việc tổ chức tới quản lý giao thông vận tải trên tất cả các mặt, kể cả đầu tư xây dựng, ông Liên khẳng định có tình trạng lộn xộn, thiếu nề nếp, nói nhiều nhưng làm không đến nơi đến chốn, thiếu minh bạch. Đây chính là lý do các doanh nghiệp cố tình chây ì, không thực hiện chỉ đạo của Bộ GTVT.

"Đáng lẽ đã đề ra tiến độ triển khai thu phí tự động không dừng, nhà đầu tư BOT không chịu thực hiện thì Bộ GTVT phải có biện pháp xử lý. Nhưng Bộ GTVT đã có biện pháp gì?

Bộ thiếu cương quyết, chưa có chế tài để buộc nhà đầu tư thực hiện cam kết và những văn bản quy định về phí và thu phí. Tại sao Bộ không yêu cầu nhà đầu tư cam kết nếu chậm triển khai thu phí tự động mà phát hiện gian dối sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật?

Nhà đầu tư không chịu thực hiện thu phí tự động không dừng cho minh bạch, lấy hết lý do nọ kia để trì hoãn, vậy thì đừng trách người dân phá rào.

Nếu không làm dứt khoát thì nhờn luật, nhà đầu tư nhờn và cả người dân cũng nhờn, tạo nên tình trạng vô chính phủ.

"Tiên trách kỷ, hậu trách nhân", Bộ GTVT phải thấy trách nhiệm của mình, đừng chần chừ nếu không sẽ để lại hậu quả lâu dài cho ngành GTVT", ông Bùi Danh Liên chỉ rõ.

Trong khi đó, GS.TS Bùi Xuân Cậy, nguyên Trưởng khoa Công trình, Đại học GTVT cũng chia sẻ với hai nguyên nhân khiến việc triển khai thu phí tự động không dừng bị chậm trễ mà Tổng cục Đường bộ Việt Nam đưa ra.

Theo vị chuyên gia, đã là nhà đầu tư bao giờ cũng đặt lợi ích của họ lên trên hết. Tuy nhiên, từ thực tế quan sát được, ông cho rằng việc chậm triển khai thu phí tự động không dừng còn có phần lỗi của chính những người đi ô tô.

"Tôi đi qua nhiều trạm BOT, quan sát thấy nhiều nơi đã lắp làn thu phí tự động không dừng thế nhưng làn ấy hầu như không có xe đi, trong khi đó ở các làn trả phí trực tiếp xe ô tô xếp hàng dài.

Đó là vì nhiều ô tô chưa chịu dán thẻ thu phí tự động (E-tag) và tâm lý thích sử dụng tiền mặt vẫn rất phổ biến ở Việt Nam", GS.TS Bùi Xuân Cậy nói.

thu phi khong dung cham loi nhac bot trung luong Diễn biến nóng tại trạm BOT An Sương - An Lạc

Nhiều tài xế khi qua trạm đã phản đối việc "không đi cũng bị thu phí" khiến chủ đầu tư phải xả trạm.

thu phi khong dung cham loi nhac bot trung luong BOT Mỹ Lộc thu phí trở lại: Những câu hỏi mới

Việc giảm phí 50% tại trạm BOT Mỹ Lộc sắp tới có làm tăng thời gian thu của trạm này và phí thu dựa trên ...

/ Đất Việt