Thử nghiệm thành công Iskander-M: Lời nhắn tới phương Tây

Việc thực hiện thành công vụ phóng tên lửa Iskander-M ở Trường bắn Kapustin Yar vừa qua là một tín hiệu cảnh báo mà Nga gửi đến phương Tây.

Đây là nhận định của chuyên gia quân sự Alexei Leonkov trong cuộc phỏng vấn với tờ “Economy Today”.

thu nghiem thanh cong iskander m loi nhan toi phuong tay

Nga thử nghiệm thành công tổ hợp Iskander-M.

“Tổ hợp tên lửa chiến dịch- chiến thuật “Iskander-M” dùng để thay thế cho loại tương tự đã lỗi thời của Nga “Tochka-U”.

Tổ hợp mới được nâng cấp này có sức mạnh vượt trội hơn so với các hệ thống phòng không và phòng thủ chống tên lửa của đối phương. Loại tên lửa của tổ hợp này có khả năng vượt qua mọi hệ thống đánh chặn hiện nay và có thể tiêu diệt mục tiêu như một loại vũ khí chính xác cao.

Những tên lửa “Iskander-M” không có loại tương tự trên thế giới về tốc độ và sự cơ động, ngoài ra chúng còn được bảo vệ tốt nhờ trang bị công nghệ “tàng hình”.

Các hệ thống đánh chặn không thể phát hiện được chúng, vì vậy đối phương không đưa ra được phương án nào đó để đánh chặn chúng.

Chắc chắn rằng NATO và các quốc gia đồng minh khác của Mỹ khi nhận được thông tin về sự xuất hiện hệ thống này sẽ cảm thấy không vui. Đây cũng chính là lý do khiến Mỹ và NATO kiến quyết phản đối việc Nga triển khai các “Iskander” ở các khu vực chiến lược trên lãnh thổ Nga”, chuyên gia Alexei Leonkov nhận định.

Mới đây nhất Bộ Quốc phòng Nga đã thông báo rằng, ở Trường bắn Kapustin Yar, khu vực Astrakhan đã tiến hành phóng thử thành công tên lửa “Iskander”. Tên lửa đã tiêu diệt mục tiêu giả định là trung tâm chỉ huy của đối phương ở khoảng cách 100 km.

Tổ hợp tên lửa chiến dịch-chiến thuật được NATO gọi là “Stone”. Lực lượng vũ trang Nga đã tiếp nhận “Iskander-M” vào năm 2006, chúng được coi là vũ khí của thế kỷ XXI. “Iskander-M” được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu ở khoảng cách lên tới 500 km.

Hiện nay lực lượng vũ trang Nga có 11 lữ đoàn tên lửa “Iskander-M”. Bộ Quốc phòng Nga tiết lộ thêm rằng, đến năm 2020 tổ hợp này sẽ thay thế hoàn toàn hệ thống cũ “Tochka-U”.

Việc Nga trang bị hoàn toàn tổ hợp hiện đại này trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với NATO. Trước đó việc triển khai tổ hợp “Iskander” ở khu vực Kaliningrad vào đầu năm 2017 đã khiến NATO lo ngại và việc đưa vào trực chiến tổ hợp tên lửa này ở Quân khu phía đông khiến Nhật Bản vô cùng phẫn nộ.

“Sự lo lắng của NATO và các quốc gia không thân thiện với Nga là điều dễ hiểu. Bởi vì khi triển khai tổ hợp này ở Kaliningrad, với tầm hoạt động 480 km tổ hợp sẽ “bao phủ” hoàn toàn Ba Lan, phần lớn các quốc gia vùng Baltic, một phần Thụy Điển và Đức.

Bất kỳ một sự xâm lăng của NATO vào Nga sẽ bị đáp trả bằng các cuộc tấn công của tên lửa có độ chính xác cao và không thể bị đánh chặn.

Điều này buộc các “kẻ thù” của Nga phả suy nghĩ nhiều lần trước khi triển khai các hoạt động quân sự chống lại Nga, chuyên gia Alexei Leonkov kết luận.

thu nghiem thanh cong iskander m loi nhan toi phuong tay Hàng chục Iskander-M tới Kaliningrad: NATO sốt vó?

Nga tuyên bố hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực Kaliningrad và sẵn sàng triển khai hàng chục tổ hợp ...

/ http://baodatviet.vn