Thủ khoa đại học ở nhà chăn lợn: Mòn mỏi chờ biên chế đến bao giờ?

Đã nhận được rất nhiều lời mời, nhưng Bùi Thị Hà từ chối các cơ hội, vì hoàn cảnh gia đình và quan trọng hơn, em vẫn đang nuôi hy vọng có được một suất biên chế trong ngành giáo dục.

Đã nhận được rất nhiều lời mời, nhưng Bùi Thị Hà từ chối các cơ hội, vì hoàn cảnh gia đình và quan trọng hơn, em vẫn đang nuôi hy vọng có được một suất biên chế trong ngành giáo dục.

Những ngày qua câu chuyện về nữ thủ khoa đại học ở nhà chăn lợn Bùi Thị Hà - người tốt nghiệp xuất sắc Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 năm 2016 - nhưng đến nay vẫn thất nghiệp đã thu hút sự chú ý của dư luận.

Hà chỉ là một trong số hàng nghìn cử nhân trên cả nước đang ngày ngày chạy đôn chạy đáo, tìm cách chen chân vào thị trường lao động. Trong đó lượng cử nhân sư phạm rất đông, đến năm 2020 là khoảng 70.000 người. Chỉ khác là em đang là thủ khoa và công việc em chọn là ở nhà chăn lợn.

Chăn lợn thực ra chẳng có gì xấu hổ, đó cũng là một lựa chọn. Rất nhiều cử nhân sư phạm khác, cũng rất yêu nghề, nhưng tình yêu và khát khao được cống hiến cho ngành giáo dục chưa đủ. Vì không có cơ hội, họ chấp nhận đi làm công nhân. Nhiều nhất là công nhân may, hay những công việc ai cũng làm được, chẳng cần phải qua 4 năm đại học, chẳng cần đến bằng cử nhân sư phạm, thủ khoa hay á khoa.

Lâu nay, hai chữ “biên chế” - không phải duy nhất nhưng là thứ rất quan trọng để các thầy cô, sinh viên ngành sư phạm có niềm tin, nỗ lực, phấn đấu theo đuổi nghề. Vì trong quan niệm của nhiều người, chỉ cần vào được biên chế sẽ ổn định, dù đồng lương giáo viên có thấp.

Không ít giáo viên chấp nhận chạy tiền để vào biên chế, chấp nhận xin dạy không lương, dạy hợp đồng để “mai phục” chờ chỗ trống. Đỉnh điểm là câu chuyện “đổi tình lấy biên chế” của một nữ giáo viên cách đây chưa lâu.

Và bây giờ thêm Hà – một thủ khoa, có thành tích học tập xuất sắc, rất yêu nghề. Cho dù đã có nhiều lời mời tuyển dụng từ vài đơn vị giáo dục ngoài công lập, Hà từ chối, vì lý do gia đình, phải chăm sóc mẹ.

Quan trọng hơn, cô đang nuôi hy vọng, đang chờ đến một ngày TP.Hà Giang tổ chức thi tuyển biên chế vào ngành giáo dục.

Tại sao cứ phải là biên chế, trong khi có rất lựa chọn? Và sẽ còn chờ đợi đến bao giờ? Trong khi biên chế chỉ nên là một cánh cửa, một sự lựa chọn, không nên là tất cả.

Hồi tháng 5.2017, khi Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ đã đưa ra ý tưởng "sẽ thí điểm không còn công chức, viên chức đối với giáo viên”, để tạo cơ hội công bằng cho chính sinh viên sau khi ra trường, những người trẻ, có năng lực có cơ hội được cống hiến.

Tuy nhiên các nhà giáo đồng thanh lên tiếng phản đối. Vì đối với các thầy cô, biên chế là “vòng kim cô” giúp họ yên tâm công tác. Còn người trẻ như Hà, cũng cứ yên tâm ngồi chờ.

Cũng từ thực tế đó, câu chuyện đào tạo sư phạm, nhân sự ngành giáo dục vẫn ở vòng luẩn quẩn thừa - thiếu, thiếu - thừa. Nay chua xót hơn, trong con số cử nhân sư phạm thất nghiệp, có thêm một nữ thủ khoa.

Vì sao... thủ khoa?

Cũng như nhiều người khác, đọc xong những gì em viết tôi thấy chúng không thể hiện được văn phong, cách trình bày của một ...

"Thủ khoa hãy thôi ảo tưởng về mình"

Cuộc tranh cãi xoay quanh thủ khoa nuôi lợn có lẽ bắt nguồn từ những ngộ nhận về danh hiệu thủ khoa, ở cả hai ...

Từ chuyện Thủ khoa thất nghiệp: “Lỗ hổng” lớn trong đào tạo đại học

Chuyện một sinh viên xuất sắc, là thủ khoa Đại học Sư phạm (ĐHSP) II - Hà Nội không tìm được việc làm đã khuấy ...

https://laodong.vn/giao-duc/thu-khoa-dai-hoc-o-nha-chan-lon-mon-moi-cho-bien-che-den-bao-gio-569575.ldo

/ Theo Đặng Chung/Báo Lao động