Cũng như nhiều người khác, đọc xong những gì em viết tôi thấy chúng không thể hiện được văn phong, cách trình bày của một thủ khoa ngành Văn.
Bình thường tôi hay bày tỏ cảm thông với các thầy cô giáo có những hoàn cảnh khó khăn về tinh thần, vật chất, điều kiện làm việc hay những học sinh, sinh viên gặp những điều không may mắn trong học tập, việc làm. Nói chung là về giáo dục. Trường hợp dưới đây, tôi đã định không nói, nhưng rồi vẫn thấy cần phải nói.
Đã có nhiều tiếng nói góp ý, nhận xét cho một sinh viên thủ khoa tốt nghiệp hơn một năm rồi phải ở nhà chăn lợn rằng hãy nên khiêm tốn hơn, không nên ảo tưởng, rằng đừng nghĩ mình là "sao" bởi đây cũng chỉ mới là kết quả bước đầu, v.v. còn tiếng nói ủng hộ em dường như thưa thớt dần.
Bùi Thị Hà trong lễ tuyên dương 100 thủ khoa xuất sắc.
Vì sao vậy ? Có thể do những bức thư em viết từ chối thi tuyển hoặc gửi chỗ nọ chỗ kia kể về hoàn cảnh gia đình em khó khăn, về việc em đã đạt được những kết quả tốt…. Chốt lại là em muốn xin được đi dạy học mà em đã tự đánh mất hình ảnh thủ khoa của mình chăng?
Hoàn cảnh của em có thể đúng; nguyện vọng của em là chính đáng. Nhưng cũng như nhiều người khác, đọc xong những gì em viết tôi thấy chúng không thể hiện được văn phong, cách trình bày của một thủ khoa ngành Văn.
Thậm chí em còn mắc cả lỗi chính tả nữa. Dù sao, tôi vẫn rất thông cảm với em vì em còn quá trẻ, bồng bột, thật thà và ít nhiều ảo tưởng. Nhất là hoàn cảnh gia đình em lại khó khăn. Em không có lỗi nhiều.
Tôi chỉ băn khoăn: Tại sao một sinh viên như vậy vẫn thủ khoa? Có thể do những nguyên nhân khách quan như còn nhiều khó khăn về điều kiện vật chất, tinh thần, trình độ chung ở đó còn hạn chế; điểm tuyển đầu vào chưa cao, v.v. nên một sinh viên như vậy vẫn có thể đạt thủ khoa.
Những điều này tôi hoàn toàn hiểu và thông cảm được. Nhưng vai trò, trách nhiệm chủ quan của Nhà trường khiến các em ảo tưởng, có không? Tôi nghĩ là có. Trong tương lai, liệu ta có nên xét đến một trình độ thủ khoa thống nhất trong cả nước?
"Thủ khoa hãy thôi ảo tưởng về mình"
Cuộc tranh cãi xoay quanh thủ khoa nuôi lợn có lẽ bắt nguồn từ những ngộ nhận về danh hiệu thủ khoa, ở cả hai ... |
Từ chuyện Thủ khoa thất nghiệp: “Lỗ hổng” lớn trong đào tạo đại học
Chuyện một sinh viên xuất sắc, là thủ khoa Đại học Sư phạm (ĐHSP) II - Hà Nội không tìm được việc làm đã khuấy ... |
Thủ khoa ở nhà nuôi lợn từng từ chối thi tuyển vào trường chuyên
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Giang cho biết tỉnh đã tạo điều kiện cho thủ khoa Bùi Thị Hà trong việc tuyển dụng nhưng em ... |