Mới ly hôn vợ được 3 năm, vậy mà cả anh Hiếu Trương và cô con gái 8 tuổi đã đều bị chẩn đoán ra mắc căn bệnh ung thư đại trực tràng quái ác.
Anh Hiếu Trương người Trung Quốc, làm công nhân xây dựng tại công trường, đã ly hôn với vợ cách đây 3 năm và hiện đang sống cảnh gà trống nuôi con cùng cô con gái 8 tuổi.
Gần đây anh Trương cảm thấy người rất mệt mỏi, không muốn ăn uống gì, lại còn đi đại tiện ra máu. Đến bệnh viện khám tổng quát, ông bố trẻ rất sốc khi biết mình đã mắc căn bệnh ung thư ruột (ung thư đại trực tràng).
|
|
Hai cha con đều bị chẩn đoán ung thư ruột do lạm dụng mì ăn liền. Ảnh: QQ |
Biết hoàn cảnh sống của 2 cha con, các bác sĩ bệnh viện khuyên anh cũng đưa con đến viện để kiểm tra. Kết quả là con gái nhỏ của anh Trương cũng bị ung thư ruột, có điều bệnh tình nhẹ hơn bố mình.
Được biết, sau khi lỵ dị vợ, thiếu bàn tay chăm sóc của phụ nữ nên hai bố con anh Hiếu Trương đều ăn uống rất tạm bợ, thậm chí có hôm nhịn đói. Món chính của họ là mì ăn liền bởi không chỉ dễ nấu, tiết kiệm mà còn vì đây là món duy nhất con bé có thể nấu và thích ăn.
|
|
Ăn mì ăn liền thay cơm làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh thư đường tiêu hóa. Ảnh: QQ |
Theo bác sĩ điều trị: "Chính thói quen ăn uống là nguyên nhân khiến cả 2 cha con mắc ung thư ruột. Mì ăn liền được làm từ bột tinh chế, ít chất xơ. Ăn loại thực phẩm này liên tục trong một thời gian dài, cơ thể người dễ bị ung thư đường tiêu hóa do thiếu chất xơ và canxi".
Ngoài ra, trong mì ăn liền còn chứa các thành phần phụ gia như màu thực phẩm, muối, chất béo bão hòa… Người ăn mì tôm trong thời gian dài dễ gây táo bón, phân lưu lại thời gian dài trong đại tràng cũng là một yếu tố dẫn đến ung thư, đặc biệt là ung thư ruột.
Đã có nhiều trường hợp lạm dụng mì ăn liền rồi phải trả giá đắt như bố con anh Hiếu Trương. Mấy tháng trước, một thanh niên trẻ ở Chiết Giang cũng bị kiểm tra ra mắc ung thư dạ dày.
|
|
Ăn mì ăn liền để tiết kiệm tiền mua nhà, nam thanh niên bị chẩn đoán mắc ung thư dạ dày. Ảnh minh họa |
Sau khi tìm hiểu được biết, vì muốn mua nhà ở thành phố để kết hôn nên anh này sống rất tiết kiệm, thường mua rất nhiều mì ăn liền để ăn sau khi đi làm về. Sau giờ làm, món chính của anh ta thường là bát mì tôm kèm một ít dưa muối và xúc xích.
Theo bác sĩ Châu Bân, trưởng Khoa Tiêu hóa của Bệnh viện nhân dân tỉnh Chiết Giang: "Không nên dùng mì ăn liền để ăn thay cơm. Mặc dù có rất nhiều người thích ăn mì ăn liền, nhưng chỉ nên thỉnh thoảng mới ăn, chứ không thể ăn thay cơm trong một thời gian dài. Mì ăn liền là thực phẩm nhiều muối, chất béo cao, ít vitamin, ít khoáng chất, chỉ có thể cung cấp calo mà không có chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, hàm lượng acrylamide trong mì ăn liền là khoảng 15 - 80 μg/kg, mặc dù hàm lượng nhỏ này sẽ không gây hại quá nhiều cho cơ thể con người, nhưng nếu ăn mì trong thời gian dài, nó sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày".
Các chuyên gia dinh dưỡng thì cho rằng, mì ăn liền không hề có chất gây ung thư bởi nếu có nó đã bị cấm sản xuất và lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, việc lạm dụng mì ăn liền có thể gây ra những chứng bệnh như thiếu chất xơ dẫn đến táo bón, thiếu canxi, thiếu khoáng chất... Về lâu dài sẽ gây hại cho cơ thể và tăng nguy cơ mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Ngoài việc tránh ăn thường xuyên dùng mì ăn liền, khi ăn món này bạn nên thêm nhiều rau xanh, thịt, cá... để tránh thiếu dinh dưỡng cho cơ thể.
Minh Khôi (T/h)
Điểm danh những thực phẩm ngừa ung thư phổi hiệu quả mà 99% bà nội trợ không biết
Ung thư phổi là căn bệnh gây tử vong hàng đầu hiện nay trên thế giới. Để ngừa căn bệnh này bạn đừng quên bổ ... |
Giảm 20% ung thư nhờ ăn đủ rau quả
Người trưởng thành mỗi ngày nên ăn tối thiểu 400 gram rau và quả để phòng ngừa tim mạch và ung thư. |
Những dấu hiệu sớm của bệnh ung thư máu bạn cần lưu ý
Mệt mỏi, cơ thể suy nhược, giảm cân, tiểu ra máu, dễ nhiễm trùng và sưng hạch bạch huyết là những triệu chứng sớm của ... |