Thi tuyển để giải quyết tình trạng “nhiều người ít ghế” khi sáp nhập sở ngành

Khi sáp nhập sở ban ngành theo qui định của Trung ương trong thời gian tới, vấn đề đau đầu tại các địa phương chính là “nhiều người ít ghế”, đặc biệt là các vị trí đứng đầu (giám đốc, trưởng ban, trưởng phòng…).

thi tuyen de giai quyet tinh trang nhieu nguoi it ghe khi sap nhap so nganh

Chia sẻ

(Đồ họa của VTV.vn).

Tiêu chí chọn người đứng đầu ở đây ngoài việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn theo qui định của nhà nước (hầu hết đã được sàn lọc từ khi còn ở sở ngành cũ), thì việc thi tuyển là nhằm đánh giá về năng lực: Kiến thức, chuyên môn, tư duy quản lí, phương pháp làm việc, khả năng thi thực và triển khai…

Vì sao cần phải thí điểm sớm mà để càng muộn sẽ càng tạo ra các hệ lụy? Đơn giản thôi: Thi tuyển chọn người đứng đầu là cách minh bạch và công bằng nhất. Cách này cũng nhằm hạn chế tình trạng chạy chức chạy quyền, chèn ép người thân cô thế cô dù có năng lực, bè phái êkíp để thao túng…

Khi cả nước bước vào việc sáp nhập một số sở ngành, áp lực về lượng cán bộ, trong đó có rất nhiều cán bộ chủ chốt và lãnh đạo, đặc biệt là các vị trí đứng đầu tại các sở ngành và phòng ban hiện hữu, liệu có mấy ai chịu nhường chức trưởng cho ai? Mà một khi không chịu nhường thì cũng sẽ nghĩ và thi triển nhiều cách để có được, từ đó có thể gây ra những phức tạp và thậm chí mất đoàn kết nội bộ, chia bè kết phái.

Ý kiến của ông Phạm Văn Tỏ - Giám đốc Sở Nội vụ Hải Dương – cho rằng, nên ủng hộ việc thi tuyển cạnh tranh chức danh giám đốc sở khi sáp nhập 2 thành 1, là rất đáng lưu tâm xem xét. Không chỉ đối với cấp hàm giám đốc sở, mà ở những vị trí đứng đầu cấp thấp hơn, cũng có thể thi tuyển cạnh tranh, để nhằm chọn được người giỏi hơn, đúng người đúng việc.

Theo dự thảo tờ trình nghị định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, thành, Bộ Nội vụ đã đề xuất hợp nhất nhiều sở ngành, giảm từ 46-88 sở ngành trong cả nước. Theo đó, cũng sẽ có tương ứng chừng đó “ghế” giám đốc, trưởng ban bị tinh giảm.

Trên thực tế, những người hiện đứng đầu các sở ngành, phòng ban hiện hữu đều là những người đã và đang trong cơ cấu, chính vì thế việc thi tuyển cạnh tranh cũng không cần phải xem xét quá nhiều khía cạnh khác mà chỉ cần tập trung vào chương trình hành động; kiến thức; chuyên môn; trình độ, tư duy quản lí.

thi tuyen de giai quyet tinh trang nhieu nguoi it ghe khi sap nhap so nganh Sau sở - ngành, đề xuất sáp nhập cấp bộ

Các sở - ngành ở địa phương đã hợp nhất để tinh gọn thì bộ - ngành ở trung ương cũng cần nghiên cứu để ...

thi tuyen de giai quyet tinh trang nhieu nguoi it ghe khi sap nhap so nganh Lấn cấn việc hợp nhất sở, ngành

Việc hợp nhất một số sở, ngành tương đồng về chức năng, nhiệm vụ là cần thiết để tinh gọn bộ máy nhưng cần sáp ...

thi tuyen de giai quyet tinh trang nhieu nguoi it ghe khi sap nhap so nganh Tổ chức lại bộ máy: Nhận diện lợi ích nhóm là lực cản lớn nhất

Trong khi bộ máy công quyền càng phình to, dẫn đến tình trạng ngân sách khó khăn, một số địa phương lại lăm le tách ...

/ https://laodong.vn