Thế giới động vật: Xót xa tê giác Sumatra cuối cùng tuyệt chủng vì ung thư

Loài tê giác Sumatra đã tuyệt chủng ở Malaysia, sau khi con cuối cùng ở nước này bị chết vì ung thư.

Phó Thủ hiến bang Sabah, bà Christina Liew, thăm con tê giác Iman hôm 18.8.2019. Ảnh: AP

Loài tê giác Sumatra đã tuyệt chủng ở Malaysia, sau khi con cuối cùng ở nước này bị chết vì ung thư.

Sở Động vật hoang dã bang Sabah, đảo Borneo cho biết, con tê giác cái có tên Iman đã chết vì ung thư hôm 23.11. Nó bị ung thư tử cung kể từ khi bị bắt vào tháng 3.2014 - theo AP.

Giám đốc Sở Augustine Tuuga cho biết trong một tuyên bố rằng Iman, 25 tuổi, đã phải chịu những cơn đau dữ dội do áp lực ngày càng lớn của khối u lên bàng quang, nhưng cái chết của nó đến sớm hơn dự kiến.

Trước đó 6 tháng, con tê giác đực duy nhất ở Sabah cũng đã chết. Một con tê giác cái khác cũng chết trong điều kiện nuôi nhốt vào năm 2017 tại bang này. Giới chức Sabah thất bại trong nỗ lực nhân giống loài tê giác này.

"Mặc dù chúng tôi biết rằng điều đó sớm hay muộn cũng sẽ xảy ra, nhưng chúng tôi rất buồn trước tin này" - AP dẫn lời Phó Thủ hiến kiêm Bộ trưởng Môi trường bang Sabah Christina Liew, nói.

Bà Liew nói rằng Iman đã suýt chết nhiều lần trong vài năm qua do mất máu đột ngột, nhưng các quan chức động vật hoang dã đã cố gắng chăm sóc sức khỏe của nó và lấy trứng để thụ tinh nhân tạo nhằm duy trì loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cực kỳ cao này.

Tê giác Sumatra, loài nhỏ nhất trong số 5 loài tê giác, từng sinh sống khắp Châu Á đến tận Ấn Độ, nhưng số lượng của chúng đã suy giảm đáng kể do nạn phá rừng và săn bắn trộm. Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên WWF ước tính chỉ còn khoảng 80 cá thể tê giác, chủ yếu sống trong tự nhiên ở Sumatra và Borneo, Indonesia.

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế xác định tê giác Sumatra, cùng tê giác Đen và Javan đang bị đe dọa nghiêm trọng. Cả tê giác Châu Phi và tê giác Sumatra đều có hai sừng, trong khi những con còn lại có một sừng.

Chỉ có khoảng 24.500 con tê giác sống sót trong tự nhiên, 1.250 con bị nuôi nhốt trên toàn thế giới, IUCN cho biết. Trong số này, hơn hai phần ba là tê giác trắng.

Tê giác bị giết để lấy sừng. Sừng tê giác chứa keratin tương tự như tóc và móng tay của con người và được sử dụng trong các loại thuốc truyền thống ở nhiều nơi của Châu Á

Ngọc Vân  24/11/2019 | 19:59

Lấy trứng thành công từ 2 con tê giác phương Bắc cuối cùng

Mối lo tuyệt chủng tê giác trắng phương Bắc tuyệt chủng vơi bớt phần nào khi các nhà khoa học tuyên bố lấy trứng thành ...

Khách tham quan viết tên lên lưng tê giác gây phẫn nộ

Nhân viên tại sở thú La Palmyre, Pháp hôm 21/8 chỉ trích hành động viết tên lên lưng tê giác của du khách là "ngu ...

Tê giác trắng phương Nam đầu tiên chào đời nhờ thụ tinh ống nghiệm

Sự thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo mở ra hy vọng hồi sinh một phân loài tê giác trắng tuyệt chủng trong ...

 

 

/ laodong.vn