Thầy Văn Như Cương và triết lý “đáng sống”

Là nhà sư phạm mẫu mực, xuất sắc, PGS-TS Văn Như Cương có nhiều câu nói truyền cảm hứng cho học trò. Câu nói: “Học trò xem tôi như người bố, người ông, nên tôi thấy mình đáng sống lắm”, có thể xem là triết lý sống độc đáo, sâu sắc mà thầy đã gửi gắm cho các thế hệ học sinh.

thay van nhu cuong va triet ly dang song
Thầy Văn Như Cương phát biểu trong buổi lễ Khai giảng năm học 2014 - 2015 của Trường Lương Thế Vinh. Ảnh: Website của trường

Là nhà sư phạm mẫu mực, xuất sắc, PGS-TS Văn Như Cương có nhiều câu nói truyền cảm hứng cho học trò. Câu nói: “Học trò xem tôi như người bố, người ông, nên tôi thấy mình đáng sống lắm”, có thể xem là triết lý sống độc đáo, sâu sắc mà thầy đã gửi gắm cho các thế hệ học sinh.

Còn gì hạnh phúc, đáng ngưỡng mộ hơn đối với một người thầy, được học trò xem như người bố, người ông. Phải là người thầy hội đủ trí tuệ, lòng nhân ái, bao dung, sự nghiêm khắc, công bằng và cả sự mẫu mực, đức hy sinh, thì mới được học trò đối xử bằng tình cảm kính trọng và thương yêu như người ruột thịt. Vì vậy, để trở nên “đáng sống”, là điều ai cũng muốn, nhưng đạt được, đâu có đơn giản.

Cuộc đời thầy Văn Như Cương là một cuộc đời “đáng sống”. Trước hết là sống cho mình, là mình, “hòa nhập, nhưng không hòa tan”. Thầy là người đã cháy hết mình trong những đam mê, khát vọng, từ khát vọng học thuật, chuyên môn, cho đến những thú chơi của đời thường, giao lưu bằng hữu.

Không ai nói thầy lập dị, kiêu căng, mà ai cũng ghi nhận có một “thương hiệu”, phong cách Văn Như Cương không thể trộn lẫn. Đó là mạnh mẽ mà bao dung, nhân ái mà nghiêm khắc, cương trực mà hài hước, dí dỏm, mạnh mẽ, cá tính nhưng lại đầy tài hoa, rất hiện đại nhưng vẫn đậm cốt cách truyền thống của thầy đồ xứ Nghệ.

Bài học từ thầy Văn Như Cương là “nhất nghệ tinh”. Con người, dù uyên bác đến mấy, cũng chỉ nên tập trung trí lực, khát vọng vào một lĩnh vực, thì mới có thành tựu đỉnh cao. Thầy tâm niệm: “Tôi chỉ là một thầy giáo bình thường làm hết trách nhiệm của mình bằng trái tim”. Đây chính là bí quyết thành công của thầy Văn Như Cương, cũng như nhiều nhà khoa học, danh nhân khác. Cả cuộc đời thầy chỉ làm giáo dục, tâm huyết với học trò và thành công rực rỡ từ cái nghiệp làm thầy. Chỉ có tình yêu, lòng đam mê mới đem lại động lực, để con người vượt qua khó khăn và thành công.

“Với tôi, niềm vui lớn nhất là được học trò yêu thương và ngày ngày chứng kiến các em trưởng thành”, thầy Văn Như Cương chia sẻ. Cuộc đời “đáng sống”, theo thầy Văn Như Cương, là sống có ích, sống vì mọi người, đem lại tình yêu thương, và sự tốt đẹp cho mọi người. Người thầy, cũng là người đưa đò, và người gieo hạt, người làm vườn, là đặc thù để được tôn vinh là nghề cao quý. Thực tâm với nghề, thật gian nan vất vả, nhưng hạnh phúc mà nghề làm thầy đưa lại, cũng thật cao cả, lớn lao.

“Đáng sống”, theo thầy Văn Như Cương, phải là sống đẹp. Thầy đã đi xa, nhưng di sản của thầy, sẽ có sức sống bền lâu, trong tâm trí của học trò, những người đã may mắn được nghe thầy giảng, và cả những người chỉ biết thầy qua sách vở, báo chí...

thay van nhu cuong va triet ly dang song Vĩnh biệt PGS Văn Như Cương: Hạc trắng dìu thầy về cõi trời xa

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đã viết những câu thơ tiễn biệt người bạn tri ân Văn Như Cương: “Ông mang râu trắng về ...

thay van nhu cuong va triet ly dang song Gia đình sẽ dùng tiền viếng PGS Văn Như Cương xây trường vùng cao

Xây dựng trường mầm non cho trẻ vùng cao, được về thăm trường, chia tay học trò lần cuối là những di nguyện của PGS ...

https://laodong.vn/ban-doc/thay-van-nhu-cuong-va-triet-ly-dang-song-569557.ldo

/ Báo Lao Động