Typhoon là lớp tàu ngầm hạt nhân lớn nhất từng được con người chế tạo, đi kèm đó là cả một kho vũ khí hạt nhân đồ sộ.
Theo National Interest, đứng trước yêu cầu về một mẫu tàu ngầm hạt nhân mới có thể tạo đối trọng với lớp Ohio của người Mỹ, Liên Xô quyết định phát triển một tàu ngầm có khả năng mang theo số lượng lớn tên lửa đạn đạo liên lục địa và hoạt động độc lập trong ít nhất 120 ngày.
Tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới
Đố chính là cơ sở để Cục thiết kế kỹ thuật hàng hải trung ương Rubin cho ra đời lớp Typhoon vào đầu những năm 1970.
Có thể nói Typhoon cũng là lớp tàu ngầm hạt nhân mang tư duy chiến lược cuối cùng của Liên Xô khi Chiến tranh Lạnh dần đi vào hồi kết, thậm chí nó còn được xem là biểu tượng cho sức mạnh quân sự của Moskva trong suối nhiều thập kỷ sau đó.
Dmitri Donskoy - Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Typhoon còn hoạt động duy nhất của hải quân Nga. (Ảnh: Wikipedia) |
Trái với suy nghĩ của nhiều người, các tàu ngầm mới không được hải quân Liên Xô gọi với cái tên Typhoon mà chúng được đặt định danh là đề án 941 “Akula”, có nghĩa là “Cá mập”. Cái tên Typhoon là do NATO đặt ra khi họ phát hiện sự tồn tại của Akula.
Với lượng choán nước khi lặn lên đến 48.000 tấn, Typhoon cho đến nay vẫn là lớp tàu ngầm lớn nhất từng được con người chế tạo. Để thấy được độ “khủng” Typhoon hãy nhìn sang lớp Ohio của Mỹ - lớp tàu ngầm hạt nhân lớn thứ 3 thế giới chỉ có lượng choán nước 19.000 tấn khi lặn.
Về tổng thể tàu ngầm Typhoon dài đến 175m, bề ngang 23m, lượng choán nước khi nổi là 24,500 tấn và để vận hành nó cần đến thủy thủ đoàn 160 người.
Thiết kế có phần quá khổ của Typhoon xuất phát từ việc nó phải mang theo 20 tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm xa R-39 Rif. Bản thân tên lửa Liên Xô cũng lớn hơn hẳn so với các tên lửa Trident II được triển khai trên tàu ngầm Ohio. Kích thước phi thường của Typhoon cũng cho phép nó mang đến những trải nghiệm đặc biệt cho thủy thủ đoàn khi hoạt động ở độ sâu 900m dưới đáy biển, như phòng tắm hơi, bể bơi và cả phòng ăn.
Tàu ngầm Typhoon trong một lần phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo từ Bắc Cực. |
Nhiệm vụ chính của Typhoon thường là ẩn mình dưới những lớp băng dày ở Bắc Cực và từ đó phát động tấn công hạt nhân hủy diệt các cơ sở quân sự của NATO chỉ trong vài phút, điều này tăng đáng kể khả năng sống sót của tàu ngầm, tránh bị kẻ thù phát hiện hoặc phản công.
Dĩ nhiên để có thể hoạt động trong điều kiện đặc biệt như vậy cấu trúc thân tàu ngầm Typhoon được chế tạo bằng Titan, giúp nó chịu áp lực khi lặn sâu, hạn chế hư hại nếu va chạm và cách nhiệt tốt hơn. Thiết kế này giúp thủ thủy đoàn Typhoon an toàn hơn khi thực hiện nhiệm vụ dưới đấy biển.
Tuy nhiên, những lợi thế trên lại khiến chi phí sản xuất Typhoon bị đội lên con số không tưởng, ước tính hơn 3 tỷ USD nếu dựa trên thời giá hiện tại. Trong khi đó Titan dùng để chế tạo thân tàu ngầm lại không dễ để gia công, kèm với đó lượng vật liệu cần dùng cũng quá lớn.
Vũ khí hủy diệt cả lục địa
Điểm tạo nên sức mạnh của các tàu ngầm hạt nhân Typhoon chính là 20 tên lửa đạn đạo liên lục địa phòng đi từ tàu ngầm (SLBM) R-39 Rif, và chúng chỉ mới được hải quân Nga thay thế bằng tên lửa RSM-56 Bulava trong vài năm trở lại. Mỗi tên lửa R-39 có thể mang theo 10 đầu đạn hạt nhân và mỗi đầu đạn có sức công phá hơn 100kt, gấp 5 lần quả bảo Mỹ từng thả xuống Nagasaki (Nhật Bản) trong Thế chiến thứ 2.
Thiết kế của Typhoon cùng hệ thống vũ khí nó có thể mang theo. (Ảnh: Forbes) |
Với 20 tên lửa R-39, chỉ cần một tàu ngầm Typhoon cũng có thể san phẳng một quốc gia hay một lục địa thành bình địa trong một đòn tấn công duy nhất. Trong khi đó Typhoon vẫn có thể an toàn “tận hưởng” kết quả khi R-39 có tầm bắn lên đến hơn 8.000km.
Mặc dù không phải đối đầu với tàu ngầm địch, nhưng Typhoon vẫn được được trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533 mm và hai ống phóng ngư lôi 650 mm để phòng vệ, kèm với đó là khả năng triển khai tên lửa hành trình RPK-2 Viyuga.
Theo kế hoạch ban đầu, hải quân Liên Xô dự định đóng 7 tàu ngầm Typhoon nhưng sau đó vì nhiều nguyên nhân con số này chỉ còn 6 tàu, chiếc đầu tiên được khởi đóng là Dmitriy Donskoy vào năm 1978. Hầu hết các tàu Typhoon đều được biên chế cho Hạm đội Phương Bắc.
Hạm đội tàu ngầm hạt nhân Typhoon của Liên Xô neo tại căn cứ hải quân Zapadnaya Litsakhi ở thời kỳ hoàng kim. |
Sau khi Liên Xô tan rã, hải quân Nga vẫn duy trì được hạm đội Typhoon nhưng sau đó chúng dần bị loại biên kể từ năm 1999. Đến nay Moskva chỉ còn giữ lại duy nhất một tàu ngầm Typhoon là Dmitri Donskoy, nó được biên chế chính vào Hạm đội Phương Bắc vào năm 1981.
Kế hoạch của hải quân Nga đối với tương lai của Dmitri Donskoy vẫn chưa mấy rõ ràng khi vận hành con tàu này không phải là nhiệm vụ dễ dàng, có thông tin cho thấy nó sẽ tiếp tục hoạt động đến năm 2026 cùng với các tàu ngầm hạt nhân lớp Delta sau đó sẽ bị thay thế dần bằng các tàu ngầm hạt nhân lớp Borei hiện đại hơn.
Hé lộ "vật thể lạ" khiến tàu ngầm hạt nhân Mỹ suýt gặp nạn ở Biển Đông
Hôm 1/11, hải quân Mỹ cho biết, tàu ngầm hạt nhân USS Connecticut đã va chạm với núi ngầm khi di chuyển ở vùng biển ... |
Tàu ngầm hạt nhân Nga nã siêu tên lửa đạn đạo tầm bắn 9.000km
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Knyaz Oleg đã khai hoả tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân (ICBM) Bulava có tầm bắn ... |