Tại sao hai bệnh nhân Đà Nẵng nhanh chóng trở nặng?

"Bệnh nhân 416" và 418 đã cao tuổi, kèm bệnh nền, nhập viện cách ly khi đã ho sốt nhiều ngày, nên nhanh chóng suy hô hấp.

Theo Tiểu ban Điều trị, Bộ Y tế, cả hai bệnh nhân diễn biến nặng rất nhanh, suy hô hấp phải hỗ trợ thở. Họ đang điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Đà Nẵng. "Bệnh nhân 416", 57 tuổi, phải can thiệp ECMO - hệ thống tuần hoàn oxy ngoài cơ thể (còn gọi là hệ thống tim phổi nhân tạo). "Bệnh nhân 418", 61 tuổi, thở máy qua mở nội khí quản.

Cả hai bệnh nhân này đều thuộc nhóm nguy cơ cao diễn biến nặng khi mắc Covid-19, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Theo đó, Covid-19 thường nặng hơn ở những người trên 60 tuổi hoặc những người có sẵn các vấn đề sức khỏe, như các bệnh về tim, phổi, đái tháo đường hoặc các bệnh gây ảnh hưởng hệ miễn dịch.

"Bệnh nhân 416", tiền sử u nang trung thất, tức là có khối u trong lồng ngực, đã phẫu thuật cách đây hai năm. Ngày 20/7, sau ba ngày liên tục ho, sốt, mệt mỏi, đàm nhiều, ông mới đi khám, bác sĩ chẩn đoán bị viêm phổi nặng. Sau 5 lần xét nghiệm, ngày 25/7 khẳng định nhiễm nCoV, tình trạng sức khỏe bệnh nhân đã nghiêm trọng.

Tiểu ban Điều trị chiều 25/7 đánh giá bệnh nhân suy hô hấp tiến triển nhanh, đầu chi tím nhẹ, có biến chứng nặng của hội chứng suy hô hấp tiến triển. Bệnh nhân có khả năng phải thở máy và can thiệp ECMO trong thời gian dài.

Đây là bệnh nhân Covid-19 thứ ba tại Việt Nam phải can thiệp ECMO, sau "bệnh nhân 19" và "bệnh nhân 91" - phi công Anh.

"Bệnh nhân 418" có tiền sử đái tháo đường type 2, tăng huyết áp. Từ ngày 11/7, ông khởi phát ho, sốt nhiều về chiều, mệt mỏi, sụt cân, ăn uống kém. Ông khám tại cơ sở y tế tư nhân, uống thuốc hai ngày nhưng không đỡ. Đến khi ho khạc ra đờm trắng, khó thở nhiều, ngày 18/7 ông mới nhập viện, bác sĩ chẩn đoán đã viêm phổi, theo dõi lao phổi, biến chứng suy hô hấp.

Hai ca nhiễm ở Đà Nẵng chấm dứt 99 ngày không lây nhiễm cộng đồng. Hiện chưa rõ nguồn lây nhiễm cho họ, cũng chưa xác định hai bệnh nhân có mối liên quan hay không. Điều tra dịch tễ cho thấy một tháng qua họ không ra ngoài thành phố Đà Nẵng, chủ yếu ở nhà. Điểm chung giữa họ là có đến một số bệnh viện, phòng khám để thăm khám hoặc chăm sóc người nhà nằm viện.

Các chuyên gia cảnh báo nguy cơ làn sóng thứ hai Covid-19 bùng phát.

tai sao hai benh nhan da nang nhanh chong tro nang
Nhân viên Trung tâm Y tế quận Hải Châu phun thuốc khử trùng tại khu phố "bệnh nhân 418" sinh sống, sáng 26/7. Ảnh: Đắc Thành.
tai sao hai benh nhan da nang nhanh chong tro nang Cách ly y tế tại Bệnh viện Đà Nẵng 14 ngày

Đà Nẵng áp dụng biện pháp cách ly y tế đối với toàn bộ nhân viên y tế, người phục vụ người bệnh, người nhà ...

tai sao hai benh nhan da nang nhanh chong tro nang Bệnh nhân thứ hai mắc Covid-19 ở Đà Nẵng từng đi đâu?

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng vừa thông tin về lịch trình bệnh nhân thứ 2 mắc Covid-19 vừa phát hiện ...

tai sao hai benh nhan da nang nhanh chong tro nang Đà Nẵng có thêm một ca mắc Covid-19 trong cộng đồng, phải thở máy

Bệnh nhân đang được điều trị cách ly tại Khoa Hồi sức Tích cực Bệnh viện Đà Nẵng và phải thở máy.

tai sao hai benh nhan da nang nhanh chong tro nang "Bệnh nhân 416" phải can thiệp ECMO

Bệnh nhân 57 tuổi, bệnh diễn biến nặng rất nhanh, ngày 25/7 phải can thiệp ECMO, lọc máu.

https://vnexpress.net/tai-sao-hai-benh-nhan-da-nang-nhanh-chong-tro-nang-4136301.html 

/ vnexpress.net