Lợi dụng sự chú ý về mẫu xe VinFast, kẻ gian tạo fanpage rồi đăng status tặng quà khiến người dùng mạng xã hội mắc lừa.
Trong khoảng hai ngày nay, nhiều người dùng Facebook chia sẻ trạng thái từ một số fanpage với nội dung "Tri ân khách hàng nhân dịp xe hơi VinFast ra mắt tại Paris Motor Show 2018, tặng 10 xe VinFast cho 10 người may mắn nhất", đồng thời yêu cầu thích trang, chia sẻ trạng thái công khai trên trang cá nhân và nhóm, sau đó bình luận màu xe, số điện thoại và gắn thẻ (tag) 5 người bạn.
Một fanpage đăng thông tin trúng thưởng lôi kéo người dùng Facebook thích, bình luận và chia sẻ. |
Đoạn trạng thái sau khi đăng tải đã nhận được hàng trăm lượt thích cũng như bình luận về màu xe và chia sẻ. Chỉ một số ít trong đó nhận ra lừa đảo và bình luận cảnh báo. Trước đó, một fanpage khác còn đăng thông tin sẽ "tặng 80 xe VinFast" cho người dùng mạng xã hội.
Hồi tháng 6, Fanpage chính chủ VinFast (có dấu tích xanh) đã có cảnh báo đến người dùng.
Fanpage chính chủ VinFast cảnh báo người dùng các trường hợp lừa đảo. |
Dù đây là chiêu lừa không mới, hàng trăm người dùng Facebook vẫn dính "bẫy". Cách đây ít lâu, trên mạng xã hội này liên tục xuất hiện những fanpage giả danh các công ty xe như Honda, Piaggio, Porsche, Mercedes... Điểm chung của các trang là đăng một bài viết về chương trình khuyến mãi đặc biệt, kêu gọi mọi người bình luận để chọn màu sắc xe kèm số điện thoại, sau đó bấm like và chia sẻ trang công khai để có cơ hội trúng thưởng.
Trò lừa đảo tặng xe máy từng xuất hiện trong quá khứ. |
Theo anh Ngô Thu, người từng có nhiều năm làm marketing trên Facebook, trò lừa đảo này có từ lâu, xuất hiện vào khoảng năm 2016. Kẻ xấu tạo trang, lôi kéo người dùng thích bằng các chiêu trò trúng thưởng hấp dẫn, sau đó dùng nó cho mục đích quảng cáo hoặc mua bán. Bên cạnh đó, đây là chiêu trò nhằm thu thập thông tin cá nhân, số điện thoại hay email của người tham dự, sau đó đem bán lại.
Ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm an ninh mạng Athena, trong một số trường hợp, kẻ xấu còn lợi dụng để đăng những liên kết kèm virus hoặc trỏ đến website đánh cắp dữ liệu nhưng được "ngụy trang" bởi trang khảo sát hoặc có giao diện đăng nhập giống Facebook. Do đó, người dùng cần xem xét kỹ một trang cá nhân hoặc fanpage trên Facebook trước khi quyết định chia sẻ thông tin. "Thông thường, những tài khoản uy tín sẽ được Facebook xác nhận chính chủ, tức có dấu tick màu xanh bên cạnh tên trang. Nếu không, tốt nhất không nên chia sẻ hoặc làm theo yêu cầu của chúng để tránh bị lợi dụng", ông Thắng nói.
1.500 người dính bẫy đa cấp của Nhượng quyền thương mại Thăng Long Cơ quan điều tra xác định nhóm điều hành Công ty TNHH Nhượng quyền thương mại Thăng Long sử dụng hình thức kinh doanh đa ... |
Lừa đảo nhân viên giao hàng bằng chiêu "cho người thân xem hàng trước" Chỉ với việc đăng ký mua hàng qua trang mạng, Huynh đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản hàng chục vụ nhằm kiếm tiền để ... |